- Bồi dưỡng cơ thể khỏe mạnh để tăng sức đề kháng của cơ thể chống đỡ với stress Vì vậy, hàng ngày tập thể dục thể thao, ăn uống điều độ, điều hòa hợp lý giữa lao động và
4. Các thể lâm sàng (theo ICD – 10)
4.1. Tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0).
Các tiêu chuẩn chẩn đốn bệnh TTPL phải được thoả mãn. Ngồi ra các ảo giác, hoang tưởng nổi bật; các rối loạn cảm xúc ý chí và các triệu chứng căng trương lực tương đối kín đáo. Người bệnh thường có các ảo giác thuộc loại đã mơ tả ở (b) và (c). Hoang tưởng có thể có bất cứ loại nào tuy nhiên các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động là đặc trưng nhất.
4.2. Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1):
- Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL cần phải được thỏa mãn.
- Thơng thường thể thanh xn được chẩn đốn lần đầu tiên ở thanh thiếu niên hay người thành niên trẻ. Các biến đổi cảm xúc nổi bật như cảm xúc khơng thích hợp, cười khúc khích, cười một mình hoặc cau có, điệu bộ. Tư duy lộn xộn, lời nói dơng dài, rời rạc làm cho người nghe khó hiểu. Hành vi tác phong thiếu mục đích, vơ trách nhiệm và khơng lường trước. Nhân cách tiền bệnh lý thường có đặc tính là hơi nhút nhát và cơ độc.
4.3. Tâm thần phân liệt thể căng trương lực ( F20.2).
Các tiêu chuẩn cho bệnh TTPL cần phải được thỏa mãn và một hay nhiều tác phong sau đây phải chiếm ưu thế trong bệnh cảnh:
- Trạng thái sững sờ: Giảm rõ rệt tính phản ứng đối với mơi trường, giảm các hoạt động
tự phát hoặc khơng nói…
- Tính phủ định: Chống đối với tất cả chỉ dẫn hay ý định làm cho người bệnh cử động
hoặc cử động theo hướng ngược lại…
- Sự cứng đờ: Duy trì một duy thế cứng đờ và chống lại các cố gắng làm chuyển động
- Uốn dẻo như sáp: Duy trì chân tay và chân minh do những tư thế do người ngoài áp
đặt...
- Các triệu chứng khác như: Vâng lời tự động, nói lắp lại các từ hay các câu
4.4. Tâm thần phân liệt thể không biệt định ( F20.3).
- Đáp ứng các tiêu chuẩn chuẩn đoán bệnh TTPL.
- Khơng thỏa mãn các tiêu chuẩn chuẩn đốn của các thể paranoid, thanh xuân hay căng
- trương lực. Không thỏa mãn các tiêu chuẩn của TTPL thể di chứng hay thể trầm cảm sau phân liệt.
4.5. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt ( F20.4).
- Người bệnh có một giai đoạn bệnh đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đốn TTPL trong vịng 12 tháng qua
- Một số triệu chứng TTPL còn tồn tại.
- Các triệu chứng trầm cảm nổi bật lên, đáp ứng các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm ( F32) và tồn tại ít nhất 2 tuần.
4.6. Tâm thần phân liệt thể di chứng ( F20.5).
- Trong q khứ có ít nhất một giai đoạn loạn thần rõ rệt, đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL.
- Một thời kỳ ít nhất một năm trong đó cường độ các triệu chứng dương tính phong phú như hoang tưởng và ảo giác chỉ còn tối thiểu, song hội chứng “ âm tính” của TTPL vẫn tồn tại.
4.7. Tâm thần phân liệt thể đơn thuần ( F20.6)
TTPL thể đơn thuần là một chẩn đốn khó vì sự tiến triển chậm các triệu chứng âm tính đặc trưng cho TTPL. Khơng có trong bệnh sử các ảo giác, hoang tưởng hoặc các biểu hiện khác của một giai đoạn loạn thần xuất hiện sớm hơn.Có những biến đổi có ý nghĩa trong tác phong cá nhân, sự tiếp xúc xã hội ngày càng nghèo nàn, người bệnh lười biếng và cách ly xã hội.
4.8. Các thể TTPL khác ( F20.8):
4.9. Tâm thần phân liệt không biệt định ( F20.9)5. Tiến triển 5. Tiến triển
Bệnh TTPL tiến triển qua các giai đoạn bắt đầu, toàn phát và di chứng
5.1. Giai đoạn khởi phát
Các triệu chứng báo trước thường biến đổi không rõ ràng, cảm giác lạ trong người, tình cảm với người thân nhạt dần, khó thích ứng với ngoại cảnh. Thường xuất hiện mất ngủ, khó chịu trong người, căng thẳng, năng suất lao động và học tập giảm sút. Cảm xúc trở nên không ổn định, đầu óc trở nên mù mờ khó suy nghĩ, đơi lúc lo lắng bồn chồn vơ dun vơ cơ, khó thích ứng với ngoại cảnh, khó tiếp thu cái mới, giảm dần các thích thú trước đây, đuối sức trước cuộc sống và không theo kịp các biến động xung quanh. Các cảm giác bị động tăng dần, cảm thấy thay đổi nét mặt, màu da, dễ nổi nóng, dễ bùng nổ hoặc trở nên say sưa đọc sách lý luận viển vông không thực tế.
Giai đoạn khởi phát có thể cấp diễn với các rối loạn tác phong trầm trọng hoặc âm ỉ với các ý nghĩ và hành vi kỳ dị phát triển từ từ.
5.2. Giai đoạn toàn phát
Các triệu chứng khởi đầu nặng dần đồng thời xuất hiện các triệu chứng loạn thần: Hoang tưởng, ảo giác, ảo tưởng, hiện tượng tâm thần tự động hoặc các triệu chứng âm
tính. Trong giai đoạn này tùy theo nhóm triệu chứng nào nổi bật lên hàng đầu và thời gian kéo dài của các triệu chứng mà có thể phân biệt thành các thể bệnh khác nhau của bệnh TTPL
5.3. Giai đoạn di chứng
Các triệu chứng dương tính như ảo giác, hoang tưởng, … thường mờ nhạt dần và mất đi, chỉ cịn tồn tại các triệu chứng âm tính như cảm xúc cùn mịn, ngơn ngữ nghèo nàn, bị động trong cuộc sống, kém chăm sóc bản thân, đi lang thang khơng mục đích,…
Thơng thường bệnh TTPL tiến triển qua các giai đoạn như trên, tuy nhiên thời gian tồn tại từng giai đoạn rất khác nhau ở từng người bệnh. Có một số trường hợp từ thời kỳ đầu bệnh đã phát triển dưới một thể nhất định và sớm xuất hiện các triệu chứng âm tính.