Các liệu pháp điều trị 1 Liệu pháp hóa dược

Một phần của tài liệu 23 PL05 mđ23 sau sửa ths vân (Trang 143 - 146)

III. Chọn đáp án đúng nhất

5. Các liệu pháp điều trị 1 Liệu pháp hóa dược

5.1. Liệu pháp hóa dược

Thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin và chống trầm cảm thường được sử dụng trong điều trị lo âu lan tỏa. Hiệu quả rõ nhất khi kết hợp thuốc với liệu pháp nhận thức hành vi.

Tuy nhiên, cần phải chú ý là thuốc giải lo âu có thể gây lệ thuộc và các tác dụng khơng mong muốn khác. Vì vậy, cần chọn lựa và có thời gian điều trị phù hơp để cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Thuốc đôi khi chỉ cần sử dụng trong thời gian ngắn để làm giảm các triệu chứng lo âu nặng để chờ các hình thức điều trị khác phát huy hiệu quả.

Các thuốc chống trầm cảm: Khi nghiên cứu về sinh hóa não các tác giả thấy trong lo âu có vai trị của seretonin nên các thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm SSRIs và SNRIs có hiệu quả tốt trong điều trị lo âu. Hơn thế nữa, "lo" thường có "buồn" đi kèm do vậy khơng chỉ 2 nhóm thuốc CTC trên có tác dụng trong điều trị lo âu mà các thuốc khác như: Mitazapin, CTA cũng có vai trị và hiệu quả nhất định.

Các thuốc an thần kinh: trong nhiều nghiên cứu, các tác giả cũng thấy các thuốc an thần kinh mới liều thấp đều có tác dụng trong điều trị lo âu và trầm cảm.

Một số thuốc bổ trợ triệu chứng: Beta Blocker, Mage - B6.

5.2. Liệu pháp hành vi

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): điều trị chú trọng vào liệu pháp hành vi, có nghĩa là tập trung vào hành vi hơn là các xung đột tâm lý hoặc các vấn đề quá khứ. Trị liệu hành vi thường mất từ 5 đến 20 lần, mỗi tuần một lần.

Trị liệu nhận thức: tập trung vào những suy nghĩ hoặc những nhận thức dẫn đến hành vi tiêu cực. Trong điếu trị rối loạn lo âu, liệu pháp nhận thức hành vi sẽ giúp bạn xác định và tránh lối suy nghĩ tiêu cực và niềm tin phi lý. Đó là nguyên nhân cho sự lo lắng của người bệnh. Liệu pháp CBT khuyến khích người bệnh đối đầu với nỗi sợ hãi trong một mơi trường an tồn, kiểm sốt. Thơng qua tiếp xúc lặp đi lặp lại các đối tượng hoặc các tình huống gây lo sợ, hoặc chỉ là trong trí tưởng tượng của người bệnh hoặc trong thực tế, tạo cho người bệnh có được một cảm giác kiểm sốt sự sợ hãi tốt hơn. Khi người bệnh thấy đối mặt với nỗi sợ hãi mà không bị tổn hại, lo lắng của người bệnh dần dần sẽ giảm bớt đi.

5.3. Các liệu pháp tâm lý khác

Trong rối loạn lo âu, sang chấn tâm lý có vai trị làm cho bệnh khởi phát sớm, bệnh nặng hơn, thời gian điều trị kéo dài và tăng nguy cơ tái phát bệnh. Liệu pháp tâm

lý giúp thay đổi nhận thức của người bệnh về các tác nhân gây bệnh và tạo cho người bệnh kỹ năng đương đầu với các yếu tố đó.

Liệu pháp thư giãn luyện tập: liệu pháp này cũng có hiệu quả rất tốt với lo âu, liệu pháp giúp người bệnh lấy được sự thư thái cả về cơ thể và tinh thần, liệu pháp này sẽ dần làm cải thiện các triệu chứng của lo âu.

6. Quy trình điều dưỡng trong chăm sóc6.1. Nhận định điều dưỡng 6.1. Nhận định điều dưỡng

- Khai thác tiền sử:

+Tiền sử dị ứng?

+ Tiền sử bản thân: thời gian bị bệnh, bệnh lần thứ mấy, tiền sử sử dụng chất?

+ Tiền sử gia đình?

- Tồn trạng:

+ Tri giác: tỉnh, tiếp xúc?

+ Dấu hiệu sinh tồn, cân nặng, chiều cao, BMI?

+ Phù, xuất huyết dưới da?

- Tâm thần

+ Biểu hiện chung: trang phục, đầu tóc gọn gàng?

+ Ý thức: rối loạn năng lực định hướng?

+ Cảm giác tri giác: ảo tưởng, ảo giác?

+ Tư duy: hoang tưởng?

+ Cảm xúc: có rối loạn cảm xúc khơng? lo âu?

+ Có ý tưởng hành vi tự sát khơng?

+ Hoạt động có ý chí: có muốn giao tiếp khơng?

+ Hoạt động bản năng: ăn ngủ?

- Các cơ quan khác: Hơ hấp (tức ngực, khó thở, thở nhanh, thở gấp?), tuần hồn (mạch nhanh, huyết áp, hồi hộp đánh trống ngực?), tiêu hóa (buồn nơn, táo bón, có khó chịu vùng thượng vị?), thần kinh (đau đầu, hoa mắt, chóng mặt?), cơ xương khớp (run chân tay?), thận tiết niệu (tiểu nhiều lần?)

- Tham khảo hồ sơ bệnh án: xét nghiệm (ghi KQXN bất thường)

6.2. Chẩn đoán điều dưỡng

- Người bệnh lo lắng, bồn chồn, đứng ngồi khơng n, đau căng đầu, run tay chân, khơng có khả năng thư giãn liên quan đến tình trạng căng thẳng vận động.

- Đầu óc trống rỗng, ra mồ hơi, mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt liên quan đến quá trình bệnh.

- Sợ hãi, lo lắng, cáu gắt, khó tập trung liên quan rối loạn cảm xúc.

- Rối loạn giấc ngủ liên quan đến tình trạng bệnh.

- Tuơng tác xã hội suy giảm liên quan đến hạn chế giao tiếp

- Nguy cơ sát thương

6.3. Kế hoạch chăm sóc

- Liệu pháp tâm lý

- Thực hiện y lệnh thuốc

- Đảm bảo dinh dưỡng

- Đảm bảo vệ sinh cá nhân

- Giáo dục sức khỏe

6.4. Can thiệp điều dưỡng

- Khuyến khích người bệnh tập thư giãn hàng ngày để giảm các triệu chứng cơ thể do căng thẳng gây ra.

- Tập 3 bài tập cơ bản: Tâm thần thư thái, giãn mềm cơ bắp, tỏa ấm cơ thể.Tập 5 đến 10 phút trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, tập liên tục đều đặn trong vòng 3 tuần.

- Kết hợp với phương pháp thở khí cơng .

- Luyện tập các tư thế yoga: hoa sen, vặn vỏ đỗ, cây nến, cái cày, con rắn, cái đe... - Người bệnh tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí thể dục, tăng

cường giao tiếp bằng ngơn ngữ.

- Tham gia các hoạt động đã từng có ý nghĩa trợ giúp trong quá khứ.

- Người bệnh cùng nhân viên y tế xác định các vấn đề lo âu là gì. - Thảo luận cách đối đầu với lo âu khi chúng xuất hiện.

- Các phương pháp giải quyết vấn đề lo âu.

Thực hiện y lệnh

- Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ.

- Thường xuyên trao đổi với bác sỹ về vấn đề lo âu của mình.

Đảm bảo dinh dưỡng

- Có chế độ ăn, uống lành mạnh: tránh các chất kích thích, rượu bia thuốc lá, các chất gây nghiện. Ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng và vitamin nhóm B, hạn chế thức ăn có nhiếu chất béo, thức ăn có nhiều đường và thức ăn được chế biến sẵn.

- Đảm bảo giấc ngủ tốt: vệ sinh giấc ngủ.

- Duy trì tập thể dục hàng ngày.

Giáo dục sức khỏe

- Giải thích cho gia đình và người bệnh biết tình trạng bệnh của người bệnh .

- Khuyến khích gia đình ln động viên người bệnh tập luyện các bài tập đã được hướng dẫn và các hoạt động thể dục hàng ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ… - Gia đình ln quan tâm, giám sát, động viên, đơn đốc người bệnh thực hiện lối

sống, sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý và tái khám định kỳ.

6.5 Lượng giá can thiệp

- Người bệnh cịn bồn chồn, đứng ngồi khơng yên, đau căng đầu, run tay chân, khơng có khả năng thư giãn?

- Người bệnh cịn thấy đầu óc trống rỗng, ra mồ hơi, mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt?

- Người bệnh cịn lo lắng, sợ hãi, cáu gắt, khó tập trung?

LƯỢNG GIÁBÀI 12 BÀI 12

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN LO ÂUMã bài: MĐ23.12 Mã bài: MĐ23.12

Một phần của tài liệu 23 PL05 mđ23 sau sửa ths vân (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w