cảm nặng có thể sốc điện.
2.2. Rối loạn lo âu và rối loạn tâm căn có liên quan đến stress
Chiếm tỷ lệ khoảng 3.15 - 5.48% trong cộng đồng
Lo lắng là hiện tượng phản ứng của con người trước những khó khăn và các mối đe doạ của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua và tồn tại. Lo lắng là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe doạ. Lo âu bệnh lý là lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ như quá mức hay vô lý. Các triệu chứng trầm cảm và ám ảnh sợ cũng có thể có, miễn là chúng rõ ràng là thứ phát và ít nghiêm trọng.
Điều trị bằng liệu pháp hóa dược và liệu pháp tâm lý.
+ Rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý là một rối loạn tâm lý, tổn thương về mặt
tinh thần, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rõ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài sau đó khi sự kiện đã kết thúc từ lâu. Bệnh hay gặp ở những người từng trải qua các biến cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần hoặc/và thể chất như thiên tai, chiến tranh, bạo hành (bạo hành gia đình,
bạo hành tinh thần,...), tai nạn. Bệnh cịn có tên khác là rối loạn stress sau chấn
thương hoặc rối loạn tâm căn sau sang chấn, theo phân loại nó thuộc nhóm bệnh
liên quan đến stress (Căng thẳng)
2.3. Bệnh tâm thần phân liệt: Chiếm tỉ lệ 0,3%- 0,8% trong cộng đồng
-Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một bệnh loạn thần nặng, có khuynh hướng mạn tính và hay tái phát.
-Tâm thần phân liệt có đặc điểm là người bệnh có những suy nghĩ, hành vi kỳ dị, khó hiểu; người bệnh dần tách khỏi cuộc sống bên ngồi, thu vào thế giới bên trong; tình cảm trở nên khô lạnh, khả năng làm việc học tập ngày một sút kém; ý thức còn rõ ràng và năng lực trí tuệ thường được duy trì.
- Theo tài liệu của Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt là 1% dân số, bất kỳ ai cũng đều có thể mắc chứng bệnh này. Bệnh thường phát sinh ở lứa tuổi trẻ (18 – 35 tuổi).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới TTPL nằm trong top 10 các rối loạn gây khuyết tật cho con người. Các người bệnh TTPL không được quản lý tốt sẽ gây các hậu quả nghiêm trọng đến an ninh- trật tự tại địa phương.
- Điều trị chủ yếu bằng các thuốc an thần kinh phối hợp với liệu pháp lao động thích ứng xã hội.
2.4. Một số bệnh khác:
- Nghiện rượu, lạm dụng rượu, chiếm tỷ lệ khoảng 4 - 4.5%. - Loạn thần tuổi già, chiếm tỷ lệ khoảng 0.6%.
- Rối loạn hành vi trẻ em và thanh thiếu niên, chiếm tỷ lệ khoảng 0.15 - 0.2%. - Rối loạn tâm thần sau chấn thương, chiếm tỷ lệ khoảng 0.89%.
- Nghiện ma túy, chiếm tỷ lệ trong khoảng 0.22 - 1.28%.
3. Nhiệm vụ của các thành viên trong cộng đồng.3.1. Đối với người điều dưỡng. 3.1. Đối với người điều dưỡng.
3.1.1.Thái độ tiếp xúc
Những điều nên làm
- Đối xử với người bệnh tâm thần như những người bình thường. - Khi tiếp xúc nên tạo khơng khí thân mật.
- Nên lắng nghe ý kiến trình bày của người bệnh.
- Nhân viên y tế cần phải biết người bệnh tâm thần họ còn nhận thức được thái độ của họ và có tình cảm, sở thích riêng, chúng ta nên tơn trọng họ.
Những điều không nên làm
- Sợ, khinh bỉ, kì thị người bệnh nên khơng muốn tiếp xúc. - Tức giận, ruồng bỏ họ vì sợ người bệnh làm phiền mình. - Lấy người bệnh làm trị đùa, diễu cợt người bệnh.
- Khơng tin vào những điều người bệnh nói.
3.1.2 Nhiệm vụ của người điều dưỡng tại cộng đồng
Xác định được số người mắc bệnh tâm thần trong địa bàn mà mình quản lý. Thơng qua điều tra, thăm khám hoặc tiếp nhận từ tuyến trên chuyển về, lập hồ sơ quản lý điều trị ngoại trú.
Sơ cứu ban đầu người mắc bệnh tâm thần
Trường hợp kích động, có ý tưởng hay hành vi toan tự sát, căng trương lực không chịu ăn uống... Nhân viên y tế cần yêu cầu sự giúp đỡ của người thân người bệnh, khống chế xử trí ban đầu và chuyển người bệnh lên tuyến chuyên khoa điều trị.
Chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị.
Sau khi đã xác định người bệnh tâm thần, sơ cứu cần thiết, cán bộ y tế nên chuyển người bệnh đến phịng khám càng sớm càng tốt. Nếu có điều kiện thì nên cùng gia đình người bệnh và người bệnh đến phòng khám chuyên khoa.
Những trường hợp nên khuyên gia đình người bệnh đến khám chun khoa như: kích động dữ dội, rối loạn hành vi nặng, trầm cảm có hành vi tự sát, căng trương lực ...
Theo dõi kiểm tra điều trị ngoại trú
- Kiểm tra việc uống thuốc theo y lệnh, uống hết thuốc hay tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc.
- Theo dõi tiến triển bệnh như thế nào.
- Kiểm tra người bệnh có biểu hiện tác dụng phụ của thuốc an thần kinh hay không? - Người bệnh bắt đầu làm việc, tiếp xúc, sinh hoạt trong gia đình, xã hội từ lúc nào?
- Người bệnh có thường xun đến bác sỹ khám bệnh hay khơng ?
Giáo dục sức khỏe tâm thần
- Tư vấn cho tất cả các thành viên trong gia đình về nguyên nhân, cách điều trị, dự phịng và tái thích ứng xã hội đối với người bệnh tâm thần là rất cần thiết.
- Nói cho họ biết về các thơng tin bệnh tâm thần, những vấn đề vượt quá sự hiểu biết của nhân viên y tế thì cần hỏi thêm ý kiến từ bác sỹ chuyên khoa.
- Cán bộ y tế có thể gợi ý cho gia đình biết những tác dụng khơng mong muốn của thuốc an thần kinh để khi có thể xảy ra gia đình khơng hốt hoảng.
- Giáo dục người bệnh và gia đình tuân thủ điều trị.
- Đối với những người bệnh điều trị có kết quả, nó là cơ sở cho cán bộ y tế tuyên truyền giáo dục cộng đồng tốt nhất.
3.2. Đối với cộng đồng xã hội và gia đình
Đặc điểm người bệnh tâm thần có khuynh hướng xa lánh dần xã hội, mất dần thói quen nghề nghiệp, tự ti mặc cảm, bởi vậy cộng đồng xã hội và gia đình cần phải giúp đỡ họ thốt khỏi tình trạng trên.
3.2.1 Đối với cộng đồng xã hội
- Cần hiểu biết về bệnh tâm thần và tích cực tham gia vào việc chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh.
- Tạo điều kiện xây dựng cơ sở y tế, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh, chế độ chăm sóc cả vật chất lẫn tinh thần cho người bệnh.
- Phục hồi chức năng giao tiếp, tạo điều kiện cho người bệnh vui chơi giải trí như mọi người.
- Tơn trọng và lắng nghe ý kiến của người bệnh không nên tranh luận. Giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.
- Phục hồi chức năng lao động, tạo cho người bệnh có việc làm phù hợp với khả năng của họ. Mục tiêu là làm sao người bệnh cảm thấy mình vẫn là người có ích, khơng đặt cao chất lượng và năng suất lao động đối với người bệnh.
3.2.2 Đối với gia đình
- Gia đình cần có thái độ xem người bệnh như những thành viên khác, khơng phân biệt đối xử.
- Gia đình cần chấp nhận những hành vi kỳ dị của người bệnh, cần tỏ rõ tình thương đối với người bệnh, làm như vậy người bệnh mới có cảm giác mình được đảm bảo yêu thương.
- Khuyến khích người bệnh làm một số cơng việc trong gia đình, hoặc tạo cho họ có việc làm mới phù hợp với khả năng của người bệnh. Không để cho người bệnh ngồi không.
- Cần kiên trì giúp đỡ người bệnh, khơng bi quan chán nản.
- Không nên cưỡng ép, giận dữ, nên dịu dàng hướng dẫn người bệnh trong xử sự giao tiếp.
- Khơng nên phê bình ngay khi người bệnh sai trái, tránh tranh cãi, trừng phạt mà nên dịu dàng khuyên bảo từ từ.
- Nếu người bệnh sa sút không tự phục vụ bản thân được thì gia đình nên đơn đốc, giúp đỡ người bệnh trong những công việc: ăn uống, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đi lại trong làng, ngoài phố, uống thuốc theo y lệnh…….
- Định kỳ đến bác sỹ khám bệnh, điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp tình trạng bệnh lý của người bệnh..
BÀI 17
GIÁO DỤC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNGMã bài: MĐ23.17 Mã bài: MĐ23.17
I. Phần câu trả lời đúng sai: Đánh dấu A cho câu đúng– B cho câu sai
1. Tại cộng đồng, bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ trong khoảng 0.3 - 0.5 %.
A. Đúng. B. Sai.
2. Tại cộng đồng, bệnh rối loạn lo âu và rối loạn tâm căn có liên quan đến stress, chiếm tỷ lệ trong khoảng 3.15 - 6.48 %. chiếm tỷ lệ trong khoảng 3.15 - 6.48 %.
A. Đúng. B. Sai.
3. Sau khi đã xác định người bệnh tâm thần, sơ cứu cần thiết, cán bộ y tế nên chuyển người bệnh đến phòng khám càng sớm càng tốt. chuyển người bệnh đến phòng khám càng sớm càng tốt.
A. Đúng. B. Sai.
4. Đối với những người bệnh tâm thần điều trị có kết quả, nó là cơ sở cho cán bộ y y
tế tuyên truyền giáo dục cộng đồng tốt nhất.
A. Đúng. B. Sai
5. Người bệnh tâm thần được điều trị và phục hồi chức năng tâm lý, xã hội chủ yếu là tại bệnh viện. yếu là tại bệnh viện.
A. Đúng. B. Sai.