30. Các đấu hiệu của loạn trương lực cơ cấp
A. Tư thế bất thường của đầu, cổ so với cơ thể B. Co thắt các cơ hàm
C. Khó nuốt, khó nói D. Cả 3 ý trên đều đúng
31. Các vận động bất thường của loạn động muộn hay gặp ở
A. Vùng mặt B. Vùng miệng
C. Ở các ngón chân và tay D. Cả 3 ý trên đều đúng
32. Một số tác dụng phụ khác của thuốc chỉnh khí săc
A. Hội chứng an thần kinh ác tính B. Rối loạn chuyển hóa
C. Hội chứng serotonin D. Cả 3 ý trên đều đúng
33. Tác dụng của nhóm thuốc hưng thần
A. Tác dụng trên người bệnh trầm cảm
B. Tác dụng nhiều trên người bệnh không bị trầm cảm C. Tác dụng trên tất cả các người bệnh
D. Chỉ tác dụng trên người bệnh trầm cảm
34. Tác dụng không mong muốn của thuốc chỉnh khí sắc
A. Buồn nơn, nơn B. Rối loạn chuyển hóa
C. Dùng quá liều có thể bị nhiễm độc D. Cả 3 ý trên đều đúng
35. Xử trí khi hạ huyết áp tư thế
A. Dặn người bệnh ngồi dậy, đứng dậy từ từ B. Truyền dịch cho người bệnh
C. Cho người bệnh nằm phòng riêng để theo dõi D. Cả 3 ý trên đều đúng
36. Xử trí người bệnh bị rối loạn chuyển hóa
A. Tăng cường dinh dưỡng B. Ăn thành nhiều bữa
C. Kết hợp vận động thể thao phù hợp D. Cả 3 ý trên đều đúng
ĐÁP ÁNBÀI 8 BÀI 8 CÁCH SỬ DỤNG CÁC NHÓM THUỐC TÂM THẦN Mã bài: MĐ23.08 ĐÁP ÁN 1. Tự nhiên/ bán tổng hợp 2. Kích thích/ức chế
3. Từng người bệnh uống một/ kiểm tra
4. Nằm nghỉ tại giường/ theo dõi các diễn biến bất thường 5. Thuốc đến tận dạ dày
6. Chống trầm cảm
7. Nhóm các thuốc hưng thần/Nhóm các thuốc cường thần 8. Giải ức chế 9. An thần kinh thế hệ mới 10. Thuốc chống trầm cảm ba vòng 11. Giãn cơ 12. Đ, 13.Đ, 14.S, 15.Đ, 16.S, 17.S, 18.Đ, 19.S, 20.Đ, 21.S, 22. Đ, 23.S, 24.Đ, 25.S, 26.S, 27.S, 28.S, 29.S 30. D, 31. D, 32. B, 33. A, 34. D, 35. A, 36. C
BÀI 9
CHĂM SÓC CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS. Thời
gian 1giờ
Mã bài: MĐ23.09 Chuẩn đầu ra bài học:
1. Vận dụng các kiến thức về triệu chứng LS và CLS, thăm khám và nhận định người bệnh để chỉ ra được các vấn đề cần chăm sóc trong tình huống lâm sàng (CĐRMĐ1) 2. Áp dụng quy trình điều dưỡng, sử dụng bằng chứng phù hợp để chăm sóc một số bệnh
thường gặp hệ tiêu hóa trong tình huống lâm sàng, tơn trọng tính cá biệt của người bệnh (CĐRMĐ2,5)
3. Ứng dụng được kỹ năng giao tiếp, phương tiện truyền thông phù hợp để giao tiếp, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình. (CĐRMĐ6)
4. Thể hiện được tính tích cực trong học tập, tác phong nhanh nhẹn. Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập (CĐRMĐ7).
Mục tiêu:
1. Đại cương về stress và các rối loạn liên quan 2. Chẩn đoán và các rối loạn liên quan đến stress 3. Điều trị
4. Phịng bệnh
5. Vấn đề chăm sóc điều dưỡng 6. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh
Nội dung bài:
1. Đại cương về stress và các rối loạn liên quan đến stress
1.1. Khái niệm về stress
- Khái niệm chung về stress bao gồm hai khía cạnh:
+ Tình huống stress chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra stress: Những tác nhân vật lý, hóa học, tâm lý, xã hội.
+ Đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái phản ứng với stress: Phản ứng sinh lý và phản ứng tâm lý.
+ Stress bình thường là các phản ứng nhằm điều chỉnh cơ thể để hồi phục lại trạng thái cân bằng nội mơi, đảm bảo duy trì và thích nghi phù hợp với điều kiện sống luôn biến đổi.
+ Stress bệnh lý xảy ra khi con người mất khả năng thích nghi, khơng có khả năng tự dàn xếp khi gặp tình huống gây stress bất ngờ, quá dữ dội hoặc quen thuộc nhưng lặp lại để tạo ra một cân bằng mới.
1.2. Các tình huống gây stress
- Stress bệnh lý cấp tính: Các tình huống stress khơng thể lường trước được hoặc những tình huống quá dữ dội đối với chủ thể như: người thân bị bệnh nặng, bị tấn cơng, gặp nguy hiểm…xuất hiện trong vịng từ vài phút đến vài giờ hay vài ngày gây ra các stress bệnh lý cấp tính. Khi đó có sự hưng phấn quá mức về mặt tâm thần và cơ thể.
- Stress bệnh lý kéo dài: Thường gặp trong các tình huống stress quen thuộc lặp đi lặp lại đối với chủ thể như: Sự xung đột, sự bất toại, hoặc những phiền nhiễu sảy ra thường
xuyên trong đời sống hàng ngày. Các tình huống stress bất ngờ và dữ dội tiếp theo sau một phản ứng cấp ban đầu và khơng thối lui hồn tồn, hoặc sau một loạt nhiều phản ứng cấp thoáng qua.
1.3. Sinh lý học stress
- Trước những tác động của stress, cơ thể huy động một loạt các hệ thống phòng vệ để chống lại các tác nhân gây stress. Phản ứng thông qua con đường đáp ứng thần kinh - nội tiết ảnh hưởng mọi chức năng của cơ thể và gây ra những biến đổi về thể chất nhất định.
- Hệ thần kinh trung ương: Tình huống stress chuyển về vỏ não từ năm giác quan. Vỏ não có nhiệm vụ phân tích đánh giá để cơ thể đưa ra một đáp ứng bình thường hay bệnh lý. Hồi hải mã của hệ thần kinh trung ương có các thụ thể với các chất glucocorticoid là hormone chuyển hóa đường của vỏ thượng thận gồm: cortisol, cortisone, corticosteron. Trong đó cortisol có tác dụng quan trọng giúp cơ thể chống lại stress.
- Hệ thần kinh giao cảm và tủy thượng thận: Trong các tình huống stress, hệ thần kinh giao cảm và tủy thượng thận được hoạt hóa. Các catecholamine là hormone của tủy thượng thận được giải phóng nhiều trong máu. Adrenalin tiết ra trong đầu mút thần kinh của hệ giao cảm và noradrenalin được tiết ra từ tủy thượng thận vào nhanh hệ tuần hồn. Việc phóng thích các catecholamine làm giãn mạch ở cơ xương, ở tim và làm co mạch ở da, ở các tạng ổ bụng do đó làm tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, lực co bóp tâm thu. Áp xuất động mạch cùng với việc phân bố lại máu có lợi cho cơ bắp giúp cơ thể chống lại stress.
- Hệ thống vùng dưới đồi - tuyến yên - vỏ thượng thận: Vùng dười đồi sẽ tham gia trước tiên trước tình huống stress và giải phóng hormone corticotropin (CRH) là hormon có tác dụng kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết ACTH. Chất này làm tăng sinh tế bào tuyến vỏ thượng thận đặc biệt là tế bào của những lớp bó và lưới là những tế bào bài tiết cortisol. Nồng độ cortisol trong huyết tương có vai trị kiểm tra ngược giúp điều hịa cả hệ thống.
- Khi tác nhân gây stress quá nặng nề, hoặc tác động kéo dài thì phản ứng của cơ thể sẽ bị rối loạn. Các nguồn dự trữ chức năng và dự trữ vật chất cạn kiệt, có thể teo và xuất huyết vỏ thượng thận, giảm huyết áp và giảm chuyển hóa protein. Vai trò của glucocorticoid rất quan trọng trong q trình thích nghi của cơ thể, nhưng khi nó được tiết ra quá thừa hoặc quá nhiều sẽ đem lại hậu quả xấu.
1.4. Các nhân tố gây ra stress bệnh lý.
- Các nhân tố bên ngoài:
+ Các nhân tố từ mơi trường tự nhiên: Động đất, sóng thần, lụt lội, hạn hán, biến đổi khí hậu…
+ Các nhân tố từ mơi trường xã hội.
Chiến tranh
Mất ổn định kinh tế - chính trị - xã hội
Dịch bệnh
Xung đột giữa các cá nhân – cá nhân, cá nhân – xã hội
Sức ép công việc