I. Lựa chọn câu hỏi đúng nhất
3. Biểu hiện lâm sàng
3.1. Những vẫn đề về trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là một triệu chứng đặc trưng, sớm, điển hình và nổi bật của sa sút trí tuệ. Trong các bệnh lý do chấn thương sọ não, tai biến mạch não… quên xuất hiện nhanh chóng và trầm trọng sau một thời gian ngắn trong các bệnh thối triển, suy giảm trí nhớ xuất hiện từ từ, kín đáo, khó nhận biết được bởi người thân, đồng nghiệp. đặc biệt là trong sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer: ở thời kỳ đầu suy giảm trí nhớ có thể cịn nhẹ và thường rõ rệt nhất đối với các sự kiện mới sảy ra (quên do ghi nhận kém) - người bệnh hay quên số điện thoại, không nhớ được các sự kiện xảy ra trong ngày, không nhớ được nội dung một bài báo vừa đọc, một bản tin vừa xem trên tivi… Theo tiến trình của bệnh, suy giảm trí nhớ ngày càng nặng hơn và người bệnh quên cả các sự kiện xảy ra ngày hôm trước, tuần trước, tháng trước… quên tên người quen cũ, đồng nghiệp, quên các kiến thức đã học… rồi quên cả các sự kiện quan trọng liên quan đến cuộc sống cá nhân (nơi sinh, năm sinh, tên vợ hoặc chồng…).
3.2. Vấn đề thay đổi tính nết và kích động
Người bệnh trở nên thu mình lại, ít hoặc khơng quan tâm đến hậu quả cảu các hành vi mà họ gây ra, mất dần các ham thích hứng thú cũ, trở nên cáu kỉnh độc đốn… có người bệnh trở nên bủn xỉn, hồi nghi, ghen tng vơ lý, trẻ con hóa… Tác phong ăn mặc cẩu thả, có khuynh hướng góp nhặt bẩn thỉu. Có người bệnh có hành vi thù địch với người thân và người chăm sóc cho họ. Người bệnh có tổn thương thùy trán và thái dương có thể có biến đổi nhân cách rõ rệt dưới dạng bùng nổ, kích động, đi lang thang,…
3.3. Vấn đề giao tiếp
Rối loạn ngơn ngữ: nói lặp đi lặp lại một chủ đề, trả lời chậm chạp, khơng thích hợp với câu hỏi, có thể nhại lời.
Qn và mất từ: bắt đầu quên những từ riêng, từ kỹ thuật, rồi đến từ thông dụng. Trong ngôn ngữ viết: xuất hiện rối loạn về ngữ pháp và ngữ nghĩa.
3.4. Vấn đề về hoạt động đi lại
- Người bệnh đi lại khó khăn do bệnh Alzheimer:
+ Rối loạn định hướng: khơng có khả năng định hướng trong mơi trường ít thân thuộc, thậm chí ở nhà cũng có khi khơng tìm được phịng ở của mình.
+ Suy giảm trí nhớ: người bệnh quên đường về, đi lạc. - Người già: vận động khó khăn, nguy cơ ngã, chấn thương…
3.5. Khó khăn khi trời tối
Hội chứng hồng hơn (Sundow) đặc trưng bởi các biểu hiện rối loạn chu kỳ thức ngủ: ngủ gà ngủ gật ban ngày, thức tỉnh kích động ban đêm, rối loạn cảm xúc về đêm (cơn kêu khóc ban đêm…).
3.6. Trầm cảm
Trầm cảm và lo âu được gặp từ 40-50% các người bệnh sa sút trí tuệ. Trầm cảm xuất hiện từ giai đoạn sớm và chủ yếu biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể.
3.7. Vấn đề nghi ngờ - ảo giác (hoang tưởng-ảo giác)
- 30-40% các người bệnh sa sút trí tuệ có hoang tưởng mọi hoang tưởng đều có thể gặp song thường thấy nhất là hoang tưởng bị thiệt hại, bị theo dõi hoặc hoang tưởng ghen tuông. Các hoang tưởng thường không hệ thống mà là các hoang tưởng lẻ tẻ, nhất thời.
- Ảo giác có ở 20-30% người bệnh sa sút trí tuệ. Các ảo giác được coi là biểu hiện của một giai đoạn bệnh lý nặng. Các ảo giác thị giác được lưu ý là hay gặp trong các bệnh lý thực tổn.
- Hội chứng Capgras: hay gặp nhất là trong bệnh Alzheimer. Người bệnh cho rằng có người nào đó đã giả dạng, thay thế cho người thân của mình . Người bệnh thấy như có người lạ đang ở trong nhà mình, khơng nhận ra mình trong gương, đối xử với các nhân vật trong tivi như những người trong cuộc sống thực tại…
4. Quy trình điều dưỡng trong chăm sóc4.1. Nhận định điều dưỡng 4.1. Nhận định điều dưỡng
- Tiền sử: dị ứng thuốc? bị bệnh từ khi nào?
- Ý thức:
+ Tỉnh? Tiếp xúc được khơng?
+ Giảm trí nhớ gần? giảm trí nhớ xa?
+ Có rối loạn định hướng khơng? Có hay bị lạc khơng?
- Cảm xúc: có lo lắng, buồn chán khơng?
- Tư duy: hoang tưởng?
- Cảm giác, tri giác, ảo giác?
- Hoạt động bản năng: ăn, ngủ được khơng? Có tự chăm sóc được bản thân không?
- Mô tả: thể trạng (gầy/béo, cân nặng); tuần hồn (mạch, huyết áp); hơ hấp (nhịp thở); tiêu hóa (ăn uống, bài tiết); thận, tiết niệu (tiểu tiện); da, niêm mạc
- Tham khảo hồ sơ bệnh án: xét nghiệm (ghi kết quả xét nghiệm bất thường).
4.2. Chẩn đoán điều dưỡng
- Suy giảm khả năng tự chăm sóc cá nhân
- Nguy cơ bị lạc liên quan đến suy giảm trí nhớ.
- Suy giảm tương tác xã hội liên quan đến rối loạn ngôn ngữ/ hành vi
- Nguy cơ chấn thương liên quan đến tác dụng phụ của thuốc/ vận động khó khăn.
- Mất ngủ/ ngủ kém
- Dinh dưỡng kém liên quan đến suy giảm khả năng tự ăn uống
- Nguy cơ bội nhiễm do vệ sinh cá nhân kém, nằm lâu.
4.3. Kế hoạch chăm sóc
- Đảm bảo an tồn cho người bệnh.
- Thực hiện y lệnh.
- Đảm bảo dinh dưỡng.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân.
- Giáo dục sức khỏe.
4.4. Lượng giá chăm sóc
- Ý thức, tư duy, cảm xúc tiến triển?
- Thể trạng cải thiện không? Cân nặng?
LƯỢNG GIÁ BÀI 14 BÀI 14
CHĂM SĨC NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ TRONG BỆNH ALZHEIMER TRONG BỆNH ALZHEIMER
Mã bài: MĐ23.14 Lựa chọn câu trả lời đúng nhất: