Phòng nguy cơ tái phát bệnh cần

Một phần của tài liệu 23 PL05 mđ23 sau sửa ths vân (Trang 129 - 132)

III. Chọn đáp án đúng nhất

22. phòng nguy cơ tái phát bệnh cần

A. Quản lý thuốc và cho người bệnh uống thuốc theo đơn của bác sĩ khi ra viện B. Để người bệnh nghỉ ngơi không được làm việc

C. Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho người bệnh D. Cả 3 ý trên đều đúng

ĐÁP ÁNBÀI 10 BÀI 10

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT. Thời gian: 3 giờMã bài: MĐ23.10 Mã bài: MĐ23.10 1. Loạn thần nặng 2. Phổ biến/ 18-40 3. Dương tính 4. Yếu tố di truyền 5. Tính tự kỷ

6. Tâm thần phân liệt thể paranoid/Tâm thần phân liệt thể không biệt định Tâm thần phân liệt thể di chứng/Các thể tâm thần phân liệt khác

7.Giai đoạn di chứng

8.Đ, 9.S, 10.Đ, 11.S, 12.Đ, 13.Đ, 14.Đ, 15.S, 16. S, 17.A, 18.A, 19.A, 20.D, 21.D 22.A

BÀI 11

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TRẦM CẢM. Thời gian 2 giờ Mã bài: MĐ1.05

Chuẩn đầu ra bài học:

1. Vận dụng các kiến thức về triệu chứng LS và CLS, thăm khám và nhận định người bệnh để chỉ ra được các vấn đề cần chăm sóc trong tình huống lâm sàng (CĐRMĐ 1)

2. Áp dụng quy trình điều dưỡng, sử dụng bằng chứng phù hợp để chăm sóc một số bệnh thường gặp hệ tiêu hóa trong tình huống lâm sàng, tơn trọng tính cá biệt của người bệnh (CĐRMĐ 2,5)

3. Ứng dụng được kỹ năng giao tiếp, phương tiện truyền thông phù hợp để giao tiếp, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình. (CĐRMĐ6)

4. Thể hiện được tính tích cực trong học tập, tác phong nhanh nhẹn. Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập (CĐRMĐ 7).

Mục tiêu:

Kiến thức

1. Trình bày được khái niệm về trầm cảm (CĐRMĐ 2,3) 2. Trình bày được bệnh nguyên của trầm cảm (CĐRMĐ 2,3)

3. Trình bày được phân loại bệnh trầm cảm theo ICD 10 (CĐRMĐ 2,3) 4. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của bệnh trầm cảm (CĐRMĐ 2,3)

Kỹ năng

5. Áp dụng quy trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh trầm cảm (CĐRMĐ 2,3,4)

Thái độ

1. Ứng dụng được kỹ năng giao tiếp, phương tiện truyền thông phù hợp để giao tiếp, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình (CĐRMĐ5)

2. Thể hiện được tính tích cực trong học tập, tác phong nhanh nhẹn. Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập (CĐRMĐ6)

Nội dung bài: 1. Khái niệm

Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của cảm xúc, biểu hiện bằng quá trình ức chế tồn bộ các hoạt động tâm thần: chủ yếu ức chế cảm xúc, ức chế tư duy, ức chế vận động. Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, trầm cảm điển hình được biểu hiện bằng khí sắc trầm; mất mọi quan tâm thích thú; giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động; các triệu chứng tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần

Giai đoạn trầm cảm điển hình bao gồm trầm cảm nhẹ ( F32.0), trầm cảm vừa (F32.1), trầm cảm nặng khơng có triệu chứng loạn thần ( F32.2), và trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần (F32.3)

2. Bệnh nguyên

Trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng tóm tắt có 3 nguyên nhân chính: Trầm cảm nội sinh; Trầm cảm tâm sinh; Trầm cảm thực tổn.

2.1. Lý thuyết sinh học

Các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự liên quan đến yếu tố di truyền. Các nghiên cứu gia đình cho thấy 50% người bệnh rối loạn cảm xúc có ít nhất bố hoặc mẹ mắc rối loạn cảm xúc (thường là trầm cảm). Hiện nay đang có nghiên cứu tìm kiếm gen di truyền, có tác giả đề cập đến cơ chế đa gen

Bao gồm Serotonine và các chất hệ cathecholamine (Noradrenaline, Adrenaline, Dopamine, Acetylcholine). Trong các trạng thái trầm cảm có liên quan đến sự suy giảm một phần hay toàn bộ lượng cathecholamine tại các synap trong não.

2.3. Rối loạn nội tiết

Rối loạn trầm cảm có liên quan rối loạn trục dưới đồi- tuyến yên - thượng thận.

2.4. Giả thuyết về tâm lý - xã hội.

Các sự kiện trong cuộc sống và các stress từ môi trường. Các nghiên cứu hiện nay cho rằng rối loạn trầm cảm có liên quan đến các sự kiện gây stress.

Một phần của tài liệu 23 PL05 mđ23 sau sửa ths vân (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w