II. Chọn đúng sai cho các câu từ 5 đến 8 bằng cách đánh dấ uX vào cột Đ (cho câu đúng), vào cột S ( cho câu sai)
1. Lệ thuộc 2 Biến đổ
2. Biến đổi
3. Yếu tố thần kinh sinh học
4.1 Sự thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm giác bắt buộc phải sử dụng ma túy. 4.5 Dần dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây. 4.5 Dần dần xao nhãng các thú vui hoặc những thích thú trước đây.
5. S6. Đ 6. Đ 7. Đ 8. S
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ. Thời gian 1 giờ Mã bài: MĐ23.16
Chuẩn đầu ra bài học:
1. Vận dụng các kiến thức về triệu chứng LS và CLS, thăm khám và nhận định người bệnh để chỉ ra được các vấn đề cần chăm sóc trong tình huống lâm sàng. (CĐRMĐ1)
2. Áp dụng quy trình điều dưỡng, sử dụng bằng chứng phù hợp để chăm sóc một số bệnh thường gặp hệ tiêu hóa trong tình huống lâm sàng, tơn trọng tính cá biệt của người bệnh (CĐRMĐ2,5)
3. Ứng dụng được kỹ năng giao tiếp, phương tiện truyền thông phù hợp để giao tiếp, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình (CĐRMĐ6)
4. Thể hiện được tính tích cực trong học tập, tác phong nhanh nhẹn. Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập (CĐRMĐ7).
Mục tiêu:
1. Đại cương 2. Lâm sàng 3. Chẩn đốn bệnh 4. Điều trị và dự phịng
5. Quy trình điều dưỡng trong chăm sóc
Nội dung: 1. Đại cương
Nét chính của các rối loạn dạng cơ thể là biểu hiện tái diễn các triệu chững cơ thể, cùng với những yêu cầu dai dẳng đòi khám xét về y tế, mặc dù kết quả âm tính nhiều lần và thầy thuốc đảm bảo rằng các triệu chứng này khơng có cơ sở bệnh cơ thể. Nếu có bất kỳ rối loạn cơ thể nào, thì chúng cũng khơng giải thích được bản chất và phạm vi của các triệu chứng hoặc đau khổ và bận tâm của người bệnh. Ngay cả khi các triệu chứng khởi đầu và duy trì có mối quan hệ chặt chẽ với những sự kiện đời sống khó chịu hoặc với những khó khăn hay những xung đột, người bệnh thường chống lại những cố gắng muốn thảo luận về khả năng có ngun nhân tâm lý; điều này thậm chí có thể có khi có các triệu chứng lo âu và trầm cảm rõ rệt. Mức độ hiểu biết, hoặc về cơ thể hay về mặt tâm lý, để có thể tìm ra ngun nhân của các triệu chứng thường làm cho cả thầy thuốc và người bệnh đều bất toại và thất vọng.
Trong các rối loạn này thường có một mức độ hành vi gợi sự chú ý, đặc biệt ở những người bệnh tức giận vì đã thất bại là khơng thuyết phục được bác sĩ tin là bản chất bệnh của mình chủ yếu là bệnh cơ thể và cần được khám xét nghiên cứu thêm nữa.
Rối loạn dạng cơ thể thường gặp ở những người trẻ tuổi và người trưởng thành, chủ yếu là lứa tuổi dưới 30. Các triệu chứng khởi phát có liên quan chặt chẽ với các stress tâm lý trong đời sống xã hội và trong sinh hoạt hàng ngày. Theo các tác giả thì rối loạn dạng cơ thể là một hội chứng ổn định, đơn độc và thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là có liên quan đến các yếu tố gia đình nhiều hơn. Ngược lại, ở nam giới, rối loạn cơ thể có liên quan đến nghiện rượu hoặc nghiện một chất nhiều hơn.
2. Lâm sàng
Các biểu hiện của rối loạn dạng cơ thể phong phú đa dạng, tái diễn và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, đã được khám nhiều lần ở các dịch vụ y tế ban đầu và các chuyên khoa sâu nhưng đếu không phát hiện được tổn thương thực tể nào tương ứng;
Trong thời kỳ đầu, các rối loạn dạng cơ thể phát triển dần dần, không rõ ràng, không thuộc về phạm vi một cơ quan nào, kèm theo biểu hiện cảm xúc lo âu trầm cảm mờ nhạt. Do vậy, người bệnh chưa bao giờ đến khám thầy thuốc tâm thần, mà chỉ được các thầy thuốc chuyên khoa khác theo dõi.
Các triệu chứng thường gặp hơn cả là các loại cảm giác đau và loạn cảm giác bản thể. Đây là những biểu hiện nổi trội, thu hút sự chú ý của người bệnh và là lý do người bệnh đến khám thầy thuốc chuyên khoa về bệnh lý cơ thể.
Hình thái đau, loạn cảm giác bản thể của rối loạn dạng cơ thể có khởi đầu và diễn biến liên quan đến những yếu tố tâm lý cá nhân như sự kiện cuộc sống, xung đột, căng thẳng kéo dài,...
Diễn biến các triệu chứng rối loạn dạng cơ thể có xu hướng tiến triển mạn tính và dao động, dễ hình thành các phản ứng nhân cách bệnh lý khác nhau như nhân cách lo âu tiến triển, nhân cách nghi bệnh tiến triển, nhân cách suy nhược trầm cảm, nhân cách trầm cảm ám ảnh, ...