Vai trị của nhân cách: các loại nhân cách có nguy cơ cao bị stress đó là nhân cách yếu, nhân cách ranh giới, nhân cách phụ thuộc, nhân cách bệnh chống xã hội. Đặc điểm là thiếu ý chí, thiếu nghị lực, nhút nhát, tự ti, mặc cảm, thiếu kiềm chế, dễ bùng nổ…
2. Chẩn đoán các rối loạn liên quan đến stress
Phân loại các rối loạn liên quan đến stress theo ICD 10
F40-48: Các rối loạn tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể.
F40: Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ
F41: Các rối loạn lo âu khác
F42: Rối loạn ám ảnh cưỡng bức
F43: Phản ứng với stress trầm trọng & RL sự thích ứng
F44: Các RL phân ly
F45: Các RL dạng cơ thể ư
F48: Các RL tâm căn khác
3. Điều trị
3.1. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp thư giãn: Nhằm tạo ra một đáp ứng sinh lý để đối kháng lại phản ứng stress.
- Liệu pháp tập tính: Điều trị tập tính bao gồm việc đánh giá các rối loạn chức năng, đề xuất các mục tiêu và phương pháp điều trị đặc biệt.
- Điều chỉnh lại cách sống: Phải làm cho đối tượng ý thức được lợi ích của sự cân bằng hài hòa giữa hoạt động và thư giãn để tăng cường sức đề kháng với stress.
- Khẳng định bản thân: Giúp người bệnh làm chủ được tình huống, cho người bệnh tập đối phó lại với các tình huống stress.
- Liệu pháp nhận thức hành vi: Chú trọng đến cách đánh giá chủ quan của người bệnh về tình huống stress, đặc biệt xử lý thơng tin nhằm xác định rõ hồn cảnh đưa đến tình huống stress, đồng thời đánh giá khả năng đương đầu với stress của người bệnh một khi đã xác định các sai lệch chủ yếu, để tìm cách điều chỉnh chung.
3.2. Điều trị bằng thuốc
- Các thuốc giải lo âu: Điều trị các trường hợp lo âu xuất hiện sớm do các tình huống stress gây ra. Với các phản ứng stress cấp các thuốc giải lo âu làm giảm cường độ và rút ngắn thời gian biểu hiện stress. Với các stress kéo dài thuốc giải lo âu làm giảm các triệu chứng do đó giúp cải thiện khả năng giao tiếp.
- Các thuốc chống trầm cảm: Điều trị các cơn stress tái phát dưới dạng gia tăng lo âu, ngoài ra để phòng ngừa một số ám ảnh sợ của stress. Trong stress bệnh lý kéo dài xuất hiện trầm cảm rõ rệt, dùng thuốc chống trầm cảm ngay khi chúng vừa mới xuất hiện.
- Các thuốc chẹn beta: các thuốc chẹn beta có tác dụng làm giảm các triệu chứng thần kinh thực vật của tim, do đó tránh hay giảm một cách gián tiếp lo âu tâm thần.
- Các thuốc đặc hiệu Ví dụ các thuốc chống loét trong các chứng loét dạ dày do stress.
- Các thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin
+ Magnesium(Mg): Cân bằng hoạt động của các nơron đặc biệt trong hoạt động của các acid amin gây kích thích.
+ Calcium (Ca): Tham gia váo các trao đổi ion khi co cơ và giãn cơ cũng như trong q trình kiểm sốt kích thích thần kinh cơ.
+ Các vitamin: Đặc biệt là vitamin nhóm B tham gia vào các giai đoạn chuyển hóa năng lượng, vitamin C cũng giữ vai trò tổng hợp cortisol. Vitamin còn tăng sức đề kháng của cơ thể.
+ Glucocorticoid: Làm tăng khả năng đề kháng sinh lý của chủ thể đối với stress.
4. Phòng bệnh