Một số kiến nghị nhằm phát triển chuỗi cung ứng ngắn nông sản thực phẩm giai đoạn tới

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 42 - 48)

D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững

4. Một số kiến nghị nhằm phát triển chuỗi cung ứng ngắn nông sản thực phẩm giai đoạn tới

thực phẩm giai đoạn tới 2030

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng cũng như các chuỗi cung ứng truyền thống, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng mẫu mã chủng loại của hàng hóa nơng sản cả trong xuất khẩu cũng như thị trường trong nước, đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người

27

Bộ NN&PTNT, Kỷ yếu Hội thảo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Nam Định 2019 28

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016, International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank. 1818 H Street NW, Washington, DC 20433, www.worldbank.org

tiêu dùng, cũng như các đòi hỏi phát triển bền vững về tự nhiên, môi trường, xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ là những thách thức chính. Thách thức này càng gay gắt hơn với chuỗi cung ứng ngắn thực phẩm trong hệ thống cung ứng thực phẩm địa phương, khi mà tác nhân chính lại là các nơng hộ, năng lực tài chính, năng lực sản xuất nhỏ, trình độ thấp, lạc hậu, khả năng tiếp cận cũng như áp dụng khoa học công nghệ hay những kỹ thuật hỗ trợ về sản xuất về thông tin thị trường, quảng bá sản phẩm đều rất hạn chế. Ngoài năng suất lao động thấp, chi phí logistic cùng hạ tầng cho chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm lạc hậu, vấn đề về an toàn thực phẩm (ATTP) của nông nghiệp Việt Nam rất đáng lo ngại, tác động nặng nề tới năng lực cạnh tranh của các chuỗi, trong đó có SFSC khi mở cửa hội nhập.

Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mơ hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sự dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sự cạnh tranh của nền kinh tế”29.Với mục tiêu đó, việc tiếp tục phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phát triển nông thôn mới, nâng cao hiệu quả của các chuỗi cung ứng, trong đó ưu tiên cho chuỗi cung ứng ngắn là nhiệm vụ quan trọng.

Muốn gia tăng xu thế tích cực này, cần phải có một lộ trình dài và phát huy mạnh mẽ vai trò “kiến tạo” của nhà nước, với một số gợi mở sau:

Khẳng định vai trò quyết định cho phát triển SFSC phải xuất phát từ thể chế, chính sách, và cần phải có một lộ trình dài và phát huy mạnh mẽ vai trò “kiến tạo” của nhà nước, với một số nhóm giải pháp chính sau:

Một là, trước những cơ hội và thách thức mới Việt Nam cần tăng tốc

việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đổi mới mơ hình tăng trưởng, đổi mới phương thức tiêu thụ nơng sản, nhìn hẹp hơn trong hệ thống cung ứng nơng sản thực phẩm cần chú trọng cả phát triển sản xuất, tăng cường tính cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng trong các chuỗi cung ứng, đặt chuỗi cung ứng ngắn song hành với sự phát triển chung của các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng truyền thống, kết hợp phát triển nông nghiệp với nông thôn trong xu thế cơng nghiệp hóa hiện đại hóa;

Hai là, đổi mới tư duy, coi hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực không

chỉ là cơ hội của sản xuất xuất khẩu, mà là sự gắn kết thị trường thực sự, tất yếu, kết nối các chuỗi giá trị chuỗi cung ứng toàn cầu với trong nước, coi

phục vụ nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu trong nước đều quan trọng như nhau, trên cơ sở đó, áp dụng các qui chuẩn của xuất khẩu vào sản xuất và tiêu dùng trong nước; Lợi ích của hội nhập chỉ thực sự khi không chỉ từ xuất khẩu mà sẽ phải cạnh tranh với nông sản thực phẩm trong nước, không bị phụ thuộc vào bên ngoài và quan trọng nhất đảm bảo an sinh cải thiện đời sống cho một số đông nơng hộ có rất ít ruộng đất, tư liệu sản xuất, chịu nhiều rủi ro từ những bất ổn từ an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Ba là, đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa trong nông nghiệp và nông thôn, lấy hạt nhân là HTX trên nền tảng hợp tác, kinh tế tập thể hiện đại, liên kết các hộ sản xuất với nhau (thông qua qui chế hợp tác dưới lên, dân chủ minh bạch, công bằng về quyền lợi của hội viên, là chủ thể đại diện của nơng dân để thụ hưởng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cũng như chấp hành các chính sách quản lý phịng chống rủi ro của nhà nước, thực thi theo các cơng cụ chính sách của địa phương: sản xuất hữu cơ, sản xuất sạch, tham gia quyết sách các vấn đề hạ tầng chợ bán nông sản áp dụng nhãn mác, maketing, sản xuất an toàn v.v.., đại diện cho nông dân về áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, vào cung ứng, thương mại điện từ, logistics v.v. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với nông nghiệp và nông thôn cũng phải điều chỉnh theo hướng minh bạch, phù hợp với các cam kết của WTO cũng như trong các FTA về cạnh tranh, về TBT, SPS, về sở hữu trí tuệ, về mơi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, các tiêu chuẩn về lao động v.v.

Bốn là, việc gắn kết các chương trình mục tiêu quốc gia phải đặt phát

triển kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại lên mức ưu tiên cao nhất, từ OCOP tới phát triển HTX cũng như chương trình nơng thơn mới, tạo điều kiện để các nông hộ hướng tới liên kết hợp tác sản xuất, tham gia vào các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng cho cả xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, trong đó có chuỗi cung ứng ngắn. Đẩy mạnh chứng nhận VietGAP, chỉ dẫn địa lý, thương hiệu tập thể, nhãn mác ATTP, thân thiện môi trường, gắn kết với người tiêu dùng trong nước trên cơ sở lòng tin, sự minh bạch về qui trình sản xuất, về chất lượng nông sản thực phẩm;

Năm là, Tận dụng lợi thế đi sau, áp dụng những thành quả của CMCN

4.0 cho nông dân và nông thôn, đẩy mạnh kinh tế số, phát triển TMĐT, trên quan điểm nền kinh tế chia sẻ, tạo điều kiện để cả nông hộ và NTD dễ dàng bán mua các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam bằng phương thức trực tuyến. Kinh tế số vừa giúp cho các nông hộ, HTX nắm bắt được thông tin

của thị trường, quảng bá thương hiệu, kết nối khách hàng, đồng thời cùng kết nối với các cơ quan địa phương và trung ương trong xu thế chính phủ điện tử, giảm các chi phí giao dịch trong vận hành các chính sách về quản lý, phịng ngừa rủi ro, thụ hưởng trực tiếp, hiệu quả các chính sách định hướng, hỗ trợ của nhà nước, tạo ra sự minh bạch về thông tin trong các tương tác của chuỗi ngắn. Đây cũng là điều kiện để NTD yên tâm hơn khi mua sản phẩm qua mạng, bởi các loại sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu đã được các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, có giấy chứng nhận an tồn thực phẩm, và có thể truy xuất nguồn gốc, gia tăng mối liên kết giữa người sản xuất và NTD, một yếu tố quan trọng của chuỗi cung ứng ngắn;

Sáu là, chú trọng tới công tác qui hoạch, đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận

lợi để các nơng hộ, các hợp tác xã có thể chuyển đổi sang nơng nghiệp hữu cơ, nơng nghiệp tuần hồn, nơng nghiệp cơng nghệ cao, gia tăng khả năng cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trong các chuỗi cung ứng, áp dụng mơ hình bảo hiểm nơng nghiệp vào các sản phẩm nhằm giảm bớt rủi ro của thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu tới sản xuất của các nông hộ;

Bảy là, tăng cường vai trị của các cơ quan khuyến nơng hỗ trợ các hợp

tác xã, các nông hộ việc cung ứng các vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng, tạo điều kiện gia tăng sự gắn kết giữa bốn nhà, nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và người tiêu dùng, áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, có chất lượng với giá thành hợp lý, giảm bớt các rủi ro trong sản xuất của người nông dân;

Tám là, tăng cường công tác thông tin, truyền thơng về vai trị của SFSC cũng như thông tin thị trường, kết nối với người tiêu dùng, chia sẻ thông tin về đào tạo nhân lực, về phát triển hạ tầng logistic, về chuyển đổi kinh tế số, thúc đẩy thương mại điện tử, các sản phẩm nông nghiệp, các mơ hình HTX nơng thơn tiến bộ…tạo ra sự quan tâm, sự đồng thuận và sự ủng hộ của nông dân, người tiêu dùng và xã hội với phát triển SFSC..;

Chín là, gắn kết chuỗi cung ứng ngắn với các hoạt động du lịch, lễ

hội, hội chợ…gia tăng sự kết nối giữa NTD và nông hộ, trang trại thông qua du lịch, hiểu biết truyền thống văn hóa của mỗi vùng miền, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ liên quan tới chuỗi cung ứng ngắn.

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Công thương, Bao-cao-logistics-viet-nam-2019 nâng cao giá trị nông sản

[2] Bộ công thương (2020), Vụ Chính sách đa biên, Đánh giá tác động của

Hiệp định

[3] EVFTA tới Việt Nam, tải ngày: 5/5/2020, tại : https://moit.gov.vn/web/ guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/%C4%91anh-gia-tac-%C4%91ong-cua-hiep-

%C4%91inh-evfta-toi-viet-nam-18518-22.html

[4] Bộ NN&PTNT, Kỷ yếu Hội thảo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Nam Định 2019

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, 2016

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, 2021

[7] F.Galli, G. Brunori (eds.) (2013) “Short Food Supply Chains as drivers of

sustainable development. Evidence Document”. Document developed in the

framework of the FP7 project FOODLINKS tải ngày 20 tháng 5 2016

[8] Marsden, T., J. Banks, e G. Bristow. 2000. “Food supply chain

approaches: exploring their role in rural development”.

[9] Renting H., Marsden T., Banks J. (2003) “Understanding alternative food

networks: exploring the role of short food supply chains in rural development. Environment and Planning A 2003”

[10] Nguyễn An Hà, Báo cáo tổng quan ĐTCB: Thúc đẩy quan hệ Việt Nam = Liên minh châu Âu trong bối cảnh mới, Viện Nghiên cứu châu Âu 12/2020

[11] The Worldbank Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016, International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank. 1818 H Street NW,

[12] Washington, DC 20433, www.worldbank.org [13] http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Nong-nghiep-truoc-COVID19-Yeu- cau-cua-Thu-tuong-ve-3-khong-gian-kinh-te/422280.vgp [14] https://baodantoc.vn/san-thuong-mai-dien-tu-huong-di-giup-nong-san- viet-nang-tam-gia-tri-1607850944939.htm [15] https://baodautu.vn/bat-chap-covid-19-kim-ngach-xuat-khau-nganh- nong-nghiep-dat-tren-412-ty-usd-d135439.html [16] https://baodautu.vn/nang-suat-lao-dong-cua-viet-nam-dung-o-dau-so-voi- cac-nuoc-asean-6-d131091.html

[17] http://consosukien.vn/nang-luc-canh-tranh-cua-viet-nam-so-voi-cac- nuoc-trong-khu-vuc.htm

[18] http://consosukien.vn/xuat-khau-nong-san-ghi-nhan-nhieu-tin-hieu-tich- cuc-tu-evfta.htm

[19] Fostering the Sustainablity of SFSC, Báo cáo ký yếu Hội thảo Quốc tế: Mơ hình chuỗi cung ứng ngắn và chính sách chuỗi cung ứng ngắn ở một số nước Liên minh châu Âu: Hàm ý chính sách cho Việt Nam trong bối cảnh mới, VASS, Hà Nội 5/2021

[20] https://www.mard.gov.vn/Pages/phat-trien-nong-nghiep-huu-co-giai- doan-nam-2020-2030.aspx

[21] OECD (2015), Các chính sách nơng nghiệp của Việt Nam 2015, Nhà xuất bản PECD, Paris http://dx.doi.org/ 10.1787/9789264235151

[22] https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tin-binh-luan/-

/asset_publisher/DLIYi5AJyFzY/content/hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-toan-dien-khu- vuc-y-nghia-va-ky-vong

[23] https://vneconomy.vn/nhieu-mat-hang-nong-san-xuat-khau-tang-manh- dat-1061-ty-usd-quy-1-2021.htm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)