D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
3. Một số phương án thích ứng của một số nước ASEAN
Từ năm 1975, nhờ thích nghi với những điều kiện trồng trọt không ngừng thay đổi, những cải tiến về di truyền học và nông học cũng như tăng cường về “thâm canh”, biện pháp sản xuất nhiều hàng hóa hơn mà hệ thống lương thực tồn cầu hiện sản xuất có đủ lương thực để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của thế giới. Tuy nhiên, sự cân bằng này tiếp tục bị đe dọa. Nguyên nhân có thể đến từ các chiến tranh, rào cản thương mại,
các rào cản về cơ sở hạ tầng bảo quản, thiếu khả năng vận chuyển cũng như tác động của biến đổi khí hậu khiến cây trồng giảm năng suất, dịch bệnh,v.v.
Các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu càng nghiêm trọng hơn khi có sự tác động của cuộc khủng hoảng khác. Điển hình trong cuộc khủng hoảng lương thực tồn cầu năm 2008, một số quốc gia Châu Á đã đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu, tích trữ và kiểm sốt giá. Điều này ảnh hưởng đến sự biến động về giá của các sản phẩm nông nghiệp cũng như khả năng mua lương thực của người nghèo.
Bảng 6. Các phản ứng chính sách của một số nước ASEAN đối với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008
Cambodia Indonesia Malaysia Myanmar Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam
Giảm thuế nhập khẩu
Tăng nguồn cung cấp bằng cách sử dụng dự trữ Xây dựng kho dự trữ/nguồn dự trữ Tăng cường nhập khẩu/nới lỏng các hạn chế Tăng thuế xuất khẩu Áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu
Cambodia Indonesia Malaysia Myanmar Philippines Singapore Thái Lan Việt Nam
Kiểm soát giá/ hỗ trợ người tiêu dùng
Bình ổn giá Giá xuất khẩu tối thiểu Hỗ trợ người nông dân
Ghi chú: Campuchia, Thái Lan và Việt Nam được coi là các nước xuất
khẩu ròng; trong khi Indonesia, Makysia, Myanmar, Philippines và Singapore là các nước nhập khẩu ròng.
Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2011
Từ cuối năm 2019 đến nay, bên cạnh những tác động của biến đổi khí hậu, thế giới còn chịu thiệt hại nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19. Điều này gây sức ép lên các nền kinh tế, đặc biệt là các nước châu Phi, các nước đang phát triển và các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch. Nhiều nông sản phụ thuộc vào mức độ phục hồi của các nền kinh tế sau khủng hoảng. Điển hình như du lịch là ngành tiêu thụ cà phê, hồ tiêu rất lớn, khi nào ngành du lịch phục hồi thì thị trường các nơng sản này sẽ phục hồi theo.
Biến đổi khí hậu đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất nơng sản nói chung và lương thực nói riêng. Ở các nước ASEAN, sinh kế của người nông dân sản xuất quy mô nhỏ lẻ, thủ công cũng dễ bị tổn thương. Tuy biến đổi khí hậu chỉ là một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến thương mại và các vấn đề an ninh lương thực toàn cầu nhưng từ kinh nghiệm cuộc khủng hoảng lương thực 2007 – 2008, nhiều kịch bản chính sách và phương án thích ứng được đề xuất (bảng 7).
Bảng 7. Một số biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và phương án thích ứng
Biện pháp thích ứng Phương án thích ứng
Hành động ngắn hạn (5 - 10 năm)
Bảo hiểm cây trồng giảm thiểu rủi ro Cải thiện khả năng tiếp cận thông tin, quản lý rủi ro, các biện pháp khuyến khích điều chỉnh giá Đa dạng hóa cây trồng/ vật ni để
tăng năng suất và khả năng ngăn chặn dịch bệnh
Tăng cường các dịch vụ khuyến nơng, hỗ trợ tài chính, v.v
Điều chỉnh thời gian của các hoạt động nông nghiệp, giãn vụ để hạn chế thiệt hại cho cây trồng
Dịch vụ khuyến nơng, chính sách giá, v.v
Điều chỉnh mơ hình trồng trọt, phương thức canh tác,.v.v..
Tăng cường các hoạt động dịch vụ khuyến nơng, điều chỉnh chính sách liên quan
Hiện đại hóa các cơng trình thủy lợi Thúc đẩy áp dụng cơng nghệ tiết kiệm nước Sử dụng nguồn nước hiệu quả Điều chỉnh giá nước, xác định rõ quyền sở hữu Đa dạng hóa rủi ro để đối phó với
cú sốc khí hậu
Tăng cơ hội việc làm trong các lĩnh vực phi chính thức
Food buffers để cứu trợ tạm thời Cải cách chính sách lương thực Xác định lại quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu đối với các khoản đầu tư
Cải cách và thực thi chính sách
Mục tiêu trung hạn (đến năm 2030)
Phát triển công nghệ cây trồng và vật ni thích ứng với khí hậu tiêu cực
Nghiên cứu nông nghiệp (giống cây trồng, vật nuôi…)
Phát triển hiệu quả thị trường Đầu tư vào cơ sở hạ tầng nơng thơn, xóa bỏ rào cản thị trường, quyền sở hữu trí tuệ, v.v.. Thủy lợi và củng cố tài nguyên nước Đầu tư khu vực công và tư
Thúc đẩy thương mại khu vực đối với các mặt hàng ổn định
Chính sách giá cả và tỷ giá hối đối
Cải thiện cơ chế dự báo sớm Điều phối thơng tin và chính sách giữa các ngành Nâng cao năng lực và tăng cường
thể chế
Mục tiêu cải cách chính sách hiện tại về nơng nghiệp và các kỹ năng phát triển
Nguồn: Venkatachalam Anbumozhi and Asian Development Bank Institute (ADBI), 2012
Bên cạnh đó, việc xây dựng chuỗi logictics trong liên kết tiêu thụ nông sản cần được quan tâm. Các quốc gia ASEAN có thế mạnh về sản xuất nơng sản nhưng nơng sản lại có tính thời vụ. Nơng sản thiếu kho bảo quản hoặc qua sơ chế, chế biến sẽ dễ hư hỏng, vì vậy, rất cần kho bãi bảo quản tốt. Đồng thời, nông sản tươi cũng cần một hệ thống logictics có chuỗi cung ứng, vận chuyển lạnh đảm bảo. Thực tế, năm 2020, sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam và Thái Lan giảm mạnh. Nguyên nhân một phần là do tình trạng thiếu container lạnh rỗng dẫn đến các doanh nghiệp không thể xuất khẩu và những lô hàng nơng sản đã xuất phải chịu chi phí rất cao. (Thanh Sơn, 2021).
4. Kết luận
Các giải pháp thích ứng cần được đặt trong bối cảnh thực tế của từng quốc gia khi các yếu tố thương mại và tác động của biến đổi khí hậu với từng quốc gia sẽ diễn biến khác nhau. Nhưng điều chắc chắn rằng, những yếu tố này sẽ tiếp tục có những tác động đến tình hình an ninh lương thực ở từng quốc gia và trong khu vực các nước ASEAN. Các nước cần có biện pháp chính sách phù hợp, đặt nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ trở thành trung tâm của việc giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu và vấn đề an ninh lương thực thông qua hỗ trợ kiến thức, cơng nghệ và tài chính. Bên cạnh đó, việc xây dựng và tham gia các chuỗi cung ứng đang được xem như một hướng đi cần thiết để có thể giải bài tốn thương hiệu hàng nông sản trong tương lai cho các quốc gia ASEAN.
Tài liệu tham khảo
[1] Asian Development Bank (ADB), (2011) Food for all: Investing in food security in Asia and the Pacific –Issues, innovations, and practices (Manila: ADB).
[2] Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam (MONRE), (2012), Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.
[3] Gurgel, AC, J. Reilly and E. Blanc (2021), Challenges in simulating economic effects of climate change on global agricultural markets, Climatic Change, 166 (29).
[4] Global Network Against Food Crise (GNAFC), (2021), Global Report on
Food Crises – 2021, FSIN.
[5] Luke D. Schiferl và Colette L. Heald (2017), Particulate matter air pollution offsets ozone damage to global crop production, Atmos. Chem. Phys. Discuss.,
[6] Rolando T.Dy and RSIS Centre for Non-Traditional Security (NTS) Studies, “Climate change impact on food security in Southeast Asia” (RSIS Special
Policy Report, Singapore: S. Rajaratnam School of International Studies [RSIS],
December 2014).
[7] Tai, A., Martin, M. & Heald, C. (2014), “Threat to future global food security from climate change and ozone air pollution, Nature Clim Change, 4, 817–821.
[8] Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), (2016), Kịch bản Biến
đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.
[9] Venkatachalam Anbumozhi and Asian Development Bank Institute (ADBI), “Climate change in the Asia-Pacific: How countries can adapt?” (presented at the Workshop on Agricultural Adaptations to Climate Change,
Bangkok, Thailand, 19–23 November 2012, Tokyo: ADBI, 2012).
[10] Crop Life ASIA, http://www.croplifeasia.org/2021/08/over-68-of- farmers-in-se-asias-biggest-crop-producing-countries-claim-climate-change-as- key-challenge/#/ truy cập 8/9/2021.
[11] TRADE MAP, https://www.trademap.org/ truy cập 8/9/2021.
[12] Thanh Sơn (2021), Xuất khẩu nhiều nông sản đầu năm giảm mạnh vì thiếu container, Báo Nơng nghiệp Việt Nam. https://nongnghiep.vn/xuat-khau- nhieu-nong-san-dau-nam-giam-manh-vi-thieu-container-d283072.html truy cập ngày 10/9/2021.