Hệ lý thuyết chuyển đổi sinh thái xã hội với nghiên cứu Chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 75 - 77)

D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững

1. Hệ lý thuyết chuyển đổi sinh thái xã hội với nghiên cứu Chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP

2025), định hướng đến năm 2030 ở Việt Nam không chỉ hướng đến việc nâng cao chất lượng, chiều sâu của sản phẩm OCOP mà điều quan trọng đó là bảo đảm tính bền vững để thơng qua chương trình có thể tái cấu trúc phát triển của ngành nông nghiệp, phát triển nội lực và gia tăng giá trị cho các sản phẩm, đồng thời bảo đảm sự hài hòa cân bằng giữa 03 yếu tố: kinh tế - xã hội - sinh thái.

Trên cơ sở phân tích và khái qt hóa những vấn đề cơ bản về lý thuyết chuyển đổi sinh thái xã hội, bài viết đưa ra những quan điểm, đề xuất về hướng tiếp cận đối với hệ lý thuyết này trong nghiên cứu và hồn thiện chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP đang được triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Nghiên cứu này trả lời câu hỏi: từ tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội, chính sách thúc đẩy

Chương trình OCOP tại Việt Nam cần được nghiên cứu và hồn thiện theo hướng nào? Từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị trong việc triển khai, thực

thi tại Việt Nam.

1. Hệ lý thuyết chuyển đổi sinh thái xã hội với nghiên cứu Chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP sách thúc đẩy Chương trình OCOP

“Chuyển đổi sinh thái - xã hội” được nhấn mạnh như một bước đi cụ thể nhằm thực hiện chiến lược phát triển bền vững, trong đó hướng đến việc bảo đảm hài hịa dựa trên 03 yếu tố: kinh tế - xã hội- sinh thái. Trong nghiên cứu của Bruckmeier (2016) đã phát triển hệ lý thuyết về xã hội - sinh thái nhằm

kết nối tự nhiên với xã hội thông qua việc chuyển đổi bền vững hệ thống xã hội và sinh thái trên cơ sở nhận diện sự tương tác của chúng. Nghiên cứu cũng chỉ ra hướng tiếp cận như một khoa học liên ngành với các chuyên ngành như: khoa học xã hội (đặc biệt là xã hội học) và kinh tế học và từ sinh thái khoa học tự nhiên từ đó kết nối các khái niệm và hệ lý thuyết để tạo ra một lý thuyết liên ngành mới qua đó xây dựng khung lý thuyết cho sự phát triển hài hòa giữa tự nhiên và xã hội3. Nghiên cứu của nhóm tác giả Ulrich Brand, Markus Wissen (2017) đã phân tích nội hàm của “chuyển đổi sinh thái - xã hội” với ý nghĩa mô tả thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa với sự nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng sinh thái - xã hội. Nghiên cứu chỉ ra, mẫu số chung của chuyển đổi sinh thái xã hội đó là: tăng trưởng kinh tế có thể hài hịa với các mục tiêu xã hội và mơi trường4. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Mark Andrachuk và Derek Armitage (2015) liên quan đến hiểu biết về sự thay đổi và biến đổi sinh thái xã hội thơng qua việc nhận thức có hệ thống về bản sắc của cộng đồng, trong nghiên cứu này, từ tiếp cận thực nghiệm tác giả đã nhận diện sự thay đổi hệ thống sinh thái - xã hội dựa trên kiến thức và nhận thức trong sử dụng tài nguyên trong lĩnh vực ngư nghiệp và nghiên cứu trường hợp ở vùng ven biển miền trung Việt Nam5.

Yang Xiu Ping (2017) đã có cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề chuyển đổi sinh thái trong q trình hiện đại hóa ở Trung Quốc, trong nghiên cứu này nhấn mạnh về vấn đề cần có những tiếp cận chuyển đổi sinh thái trong những chính sách phát triển cơng nghiệp, đặc biệt là những ngành có vốn đầu tư cao, tiêu thụ nhiều và nguy cơ ô nhiễm hướng đến sự phát triển bền vững6. Vận dụng lý thuyết về chuyển đổi sinh thái xã hội, Zhang Xiao Ling (2018) với cơng trình nghiên cứu về cơ chế quản trị của các quá trình chuyển đổi các thị trấn nhỏ dựa trên khung lý thuyết về hệ thống sinh thái - xã hội; nghiên cứu đã phân tích về những thách thức của việc đơ thị hóa tại các thị trấn nhỏ vùng nơng thơn tại Trung Quốc, từ đó trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết về hệ thống sinh thái xã hội: với nền tảng cơ bản đó là sự hài hòa, bảo vệ sinh thái, kết hợp quan niệm “lấy con người làm gốc” để

3

Karl Bruckmeier (2016), Social - Ecological Transformation Reconecting Society and Nature, Preis für Deutschland (Brutto)

4

Ulrich Brand, Markus Wissen(2017), Social - Ecological Transformation, international Encyclopedia of Geography: People, the Earth, Environment and Technology, https://doi.org/10.1002/9781118786352.wbieg0690 5

Mark Andrachuk, Derek Armitage (2015), Understanding social-ecological change and transformation through community perceptions of system identity, Ecology and Society 20(4):26. http://dx.doi.org/10.5751/ES-07759-200426

6 杨 秀 萍 (2017), 中 国 现 代 化 生 态 转 型 的 理 论 借 鉴 与 路 径 选 择, đường dẫn: http://theory.people.com.cn/n1/2017/0103/c40537-28995398.html, truy cập ngày 23/10/2021. http://theory.people.com.cn/n1/2017/0103/c40537-28995398.html, truy cập ngày 23/10/2021.

giải quyết những vấn đề trong q trình đơ thị hóa tại các vùng nơng thơn ở Trung Quốc với lý thuyết nền tảng là sự phát triển bền vững.7

Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Khánh (2019) trong cơng trình nghiên cứu của mình đã đề cập vấn đề tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái tại Việt Nam, trong đó khái niệm “chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái được nhận diện là sự hình thành các

hình thức liên kết giữa các yếu tố kinh tế-xã hội-sinh thái trong chiến lược phát triển của một quốc gia nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững”8.

trong đó tác giả của bài viết nhấn mạnh hướng nghiên cứu về chuyển đổi sinh thái xã hội tại Việt Nam tập trung phân tích sự suy giảm giá trị sinh thái xã hội từ quá trình tận khai tài nguyên sẵn có, sự tăng cường các xung đột mơi trường, xung đột xã hội do hệ lụy của chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, khai thác quốc gia từ các quốc gia phát triển. Nghiên cứu về chuyển đổi sinh thái xã hội: sự chuyển dịch trong tiếp cận nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam của nhóm tác giả (Đào Thanh Trường, et. Al. 2019) đã đề cập sự dịch chuyển trong tiếp cận nghiên cứu về sinh thái xã hội và vấn đề áp dụng và phát triển hướng nghiên cứu liên ngành về chuyển đổi sinh thái xã hội tại Việt Nam, hướng nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế xã hội từ tiếp cận liên ngành hướng đến các nội dung như: lịch sử, các dạng thức lý thuyết (paradigma), mơ hình và các biến số quan trọng của chuyển đổi sinh thái kinh tế xã hội (SEET); thái độ/giá trị/hành vi con người đối với môi trường sinh thái và xã hội của các nhóm xã hội, giới và các nhóm tuổi, nghiên cứu về mối quan hệ đa phương giữa kinh tế, chính trị và mơi trường sinh thái xã hội; xây dựng các tiêu chí SEET trong quy trình chính sách9…

Lý thuyết về chuyển đổi sinh thái xã hội được đề cập trong nghiên cứu chính sách của nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có sản xuất nơng nghiệp. Tại Việt Nam, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội khóa XV thơng qua chủ trương đầu tư10 với mục tiêu tổng quát: Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện

7 张 晓 玲 (2018), 基于社会—生态系统框架下的 小 城 镇 转 型 治 理 机 制 研 究, 环 境 经 济 研 究,pp150-160, dol: 10.19511/j.cnki.jee.2018.01.010 究,pp150-160, dol: 10.19511/j.cnki.jee.2018.01.010

8

Nguyễn Văn Khánh (2019), Tiếp cận liên ngành (Interdisciplinary Approach) trong nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol.35 (4), pp 1-11.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)