D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
3. xuất tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội trong nghiên cứu hoàn thiện chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP
hồn thiện chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP
Kế thừa kết quả trong việc triển khai Chương trình trong giai đoạn 2018-2020, dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Chương trình OCOP dự báo vẫn sẽ là một trong những nội dung có tính chất chủ đạo trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới của Chính phủ. Tuy vậy trong bối cảnh mới với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số ngành nông nghiệp và đặc biệt là yêu cầu trong phát triển bền vững, đặt ra yêu cầu trong
việc hình thành mối liên kết giữa nơng nghiệp - sinh thái trong xây dựng các chính sách có liên quan. Tiếp cận chuyển đổi sinh thái trong nghiên cứu hồn thiện chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP được nhận diện ở các khía cạnh bao gồm: nghiên cứu đánh giá tác động và dự báo chính sách cũng như: đề xuất xây dựng các chính sách mới phù hợp với xu thế và yêu cầu phát triển bền vững.
3.1. Tiếp cận trong đánh giá tác động chính sách
Đánh giá tác động được thực hiện tại 02 thời điểm trước và sau khi ban hành chính sách. Việc đánh giá tác động sau khi chính sách được ban hành (Post-decision evaluation) (áp dụng đối với việc thực thi chính sách trong giai đoạn từ 2018-2020) giúp cho việc nhận diện những tác động của chính sách đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là đối với môi trường sinh thái khi hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc cung ứng các giá trị được tạo ra từ các sản phẩm OCOP.
Đánh giá tác động trước khi chính sách được ban hành (Pre-decision assessment), còn được gọi là RIA (Regulatory Impact Assessment) được áp dụng khi đề xuất chính sách mới (được áp dụng khi đề xuất chính sách mới), trong đó yếu tố cần được chú trọng đó là những dự báo về tác động của chính sách đối với hệ thống sinh thái, môi trường khi tiến hành các hoạt động sản xuất nơng nghiệp nói chung và trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm OCOP nói riêng. Việc đánh giá được nhận diện thông qua ma trận sau:
Outputs Outcomes Impact
Tác động dương tính X X X
Tác động âm tính X X X
Tác động ngoại biên X X X
Việc đánh giá tác động được nhận diện trên 03 khía cạnh: outputs (đó là những tác động được nhận diện ngay sau khi chính sách được ban hành và thực thi); outcomes (tác động được nhận diện sau một khoảng thời gian thực thi); và impacts (tác động được nhận diện sau một khoảng thời gian thực thi, cùng với tác động nối tiếp.
Ba tính chất tác động được nhận diện bao gồm: tác động dương tính: phù hợp với mục tiêu của chính sách đặt ra, âm tính: kết quả ngược lại với mục tiêu của chính sách và ngoại biên là những kết quả nằm ngoài dự liệu.
Từ tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội, những nội dung này sẽ được nghiên cứu trên nền tảng sự liên kết giữa kinh tế-xã hội-sinh thái với những tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường sinh thái.
3.2. Tiếp cận trong đề xuất hồn thiện chính sách
Khung chính sách được đề xuất dựa trên tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội được nhóm tác giả đề xuất tại nghiên cứu này được xác định như sau:
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ khung chính sách dựa trên tiếp cận chuyển đổi sinh thái
Nguồn: Nhóm tác giả
Tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội, chính sách được xây dựng dựa trên nền tảng mục tiêu kép đó là: vấn đề chun mơn hóa sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với việc bảo vệ môi trường tự nhiên hướng đến phát triển bền vững. Trong khung chính sách này, các biện pháp chủ yếu liên quan đến phát triển các sản phẩm OCOP, xây dựng tiêu chí xếp hạng sản phẩm, các chính sách phụ trợ như: cải tiến, nâng cao chất lượng, các chính sách trong phát huy tài sản trí tuệ địa phương và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…phải gắn với việc bảo đảm sự cân bằng sinh thái và mơi trường tự nhiên, trong đó chú trọng:
- Tái cấu trúc hệ thống sản xuất, phát triển sản phẩm OCOP, trong đó tập trung khai thác vào các sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn truyền
thống, khai thác tiềm năng, lợi thế, sự sáng tạo của cộng đồng, đổi mới, phát triển các sản phẩm dựa trên lợi thế về nguyên liệu địa phương, sự sáng tạo của các làng nghề, các sản phẩm đặc sắc, gắn với bản sắc văn hóa của địa phương trong tổ chức sản xuất, hình thành chuỗi giá trị OCOP. Từ đó tạo ra sự liên kết giữa tự nhiên và văn hóa-xã hội, từ đó phát triển các tài sản trí tuệ gắn với địa phương.
- Đổi mới việc đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP, trong đó, tiêu chí về tạo sự cân bằng sinh thái và mơi trường tự nhiên trong q trình hình thành (sản xuất) đến khi tạo ra sản phẩm gắn với bảo vệ mơi trường cần được xem là một tiêu chí bắt buộc và là điều kiện tiên quyết trong việc đánh giá xếp hạng (thay vì chỉ là một trong nhiều tiêu chí và có một trọng số khá thấp (05 điểm), để bảo đảm, việc phát triển sản phẩm OCOP phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Như vậy, Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm16 cần bổ sung mục D: Các tiêu chí về bảo vệ mơi trường sinh thái và phát triển bền vững với các tiêu chí liên quan.
- Chú trọng năng lực quản trị, kỹ năng đổi mới sản phẩm cho các chủ thể OCOP đặc biệt là quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; kiến thức kỹ năng về sở hữu trí tuệ, khai thác thương mại và đặc biệt là các kiến thức liên quan đến bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Như vậy, trong chính sách phát triển nguồn nhân lực cần có những thay đổi trong khung Chương trình đào tạo cho từng đối tượng tham gia Chương trình OCOP.
- Ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là chuyển đổi số trong triển khai Chương trình OCOP, trong đó chú trọng hệ thống thơng tin quốc gia về Chương trình OCOP trong việc giám sát chất lượng, hiệu quả hoạt động, kết nối cung cầu, cũng như cung cấp dữ liệu trong việc nghiên cứu, đánh giá các chính sách liên quan đến thúc đẩy Chương trình OCOP gắn với chuyển đổi sinh thái xã hội.
4. Kết luận
Chuyển đổi sinh thái - xã hội cần là một trong những hướng tiếp cận chủ đạo trong việc hoạch định, đánh giá các chính sách về nơng nghiệp nói chung và trong chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP nói riêng trong giai đoạn tới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, trước u cầu phát triển bền vững. Từ hướng tiếp cận này, tạo ra sự liên kết trong giữa kinh tế - xã hội - sinh thái,
16
đặc biệt đó cịn là sự liên kết giữa tự nhiên và văn hóa, tạo ra những nét đặc trưng, đặc thù trong phát triển tài sản trí tuệ của địa phương gắn với sản xuất nông nghiệp mang lại sự phát triển cho kinh tế vùng miền. Nhóm tác giả mong rằng với những kết quả nghiên cứu cùng đề xuất hướng tiếp cận sẽ là một trong những căn cứ khoa học trong việc nghiên cứu và hồn thiện chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP trong giai đoạn tới./.
Tài liệu tham khảo
[1] Karl Bruckmeier (2016), Social - Ecological Transformation Reconecting Society and Nature, Preis für Deutschland (Brutto)
[2] Ulrich Brand, Markus Wissen(2017), Social - Ecological Transformation, international Encyclopedia of Geography: People, the Earth, Environment and Technology, https://doi.org/10.1002/9781118786352.wbieg0690
[3] Mark Andrachuk, Derek Armitage (2015), Understanding social- ecological change and transformation through community perceptions of system identity, Ecology and Society 20(4):26. http://dx.doi.org/10.5751/ES-07759- 200426 truy cập ngày 23/10/2021. [4] 杨秀萍 (2017), 中国现代化生态转型的理论借鉴与路径选择, đường dẫn: http://theory.people.com.cn/n1/2017/0103/c40537-28995398.html, truy cập ngày 23/10/2021. [5] 张晓玲 (2018), 基 于 社 会 — 生 态 系 统 框 架 下 的 小 城 镇 转 型 治 理 机 制 研 究, 环 境 经 济 研 究,pp150-160, dol: 10.19511/j.cnki.jee.2018.01.010
[6] Nguyễn Văn Khánh (2019), Tiếp cận liên ngành (Interdisciplinary Approach) trong nghiên cứu về chuyển đổi kinh tế, xã hội và sinh thái, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol.35 (4), pp 1-11.
[7] Đào Thanh Trường, Huỳnh Thanh Nhã, Đỗ Văn Quang, Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2019), Chuyển đổi sinh thái và xã hội: sự dịch chuyển trong tiếp cận nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam, Kỷ yếu tọa đàm khoa học quốc tế “An ninh môi trường ở Đông Nam Á trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, sinh thái, xã hội, tr.1-11.
[8] Nguyễn Minh Tiến (2021), Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vai trò của Sở hữu trí tuệ và thúc đẩy chuyển đổi số, Kỷ yếu Hội thảo “thúc đẩy chuyển đổi số và khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP, tr13.