D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
3. Chuyển đổi nông nghiệp đa chức năn gở ĐBSCL
3.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL
Từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XXI, ĐBSCL đã phát triển từ một vùng rừng rậm và đất ngập nước trở thành trung tâm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, đáp ứng các nhu cầu phát triển (đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ xuất khẩu…). Các điều kiện thuận lợi ban đầu cho phép nông dân đẩy mạnh sản xuất lương thực với cây lúa là cây trồng chủ đạo. Hệ thống sản xuất chuyển từ 1 vụ lên 2-3 vụ, từ độc canh sang đa canh, xen canh và luân canh. Nếu giai đoạn 1986-2000, mọi nguồn lực của vùng được tập trung cho khai thác tiềm năng tự nhiên để mở rộng diện tích và tăng sản lượng lúa hướng đến đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu thì giai đoạn 2000-2020, ĐBSCL đã chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giảm trồng trọt lương thực có hạt sang tăng cường nuôi trồng thủy sản nhằm gia tăng giá trị từ sản xuất (xem Hình 2).
Hình 1. Xu hướng tăng trưởng lương thực có hạt và thủy sản
Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL vẫn mang bản chất của chủ nghĩa sản xuất và phải đối mặt với một số thách thức quan trọng: i) rủi ro của kinh tế thuần nông dựa vào cây lúa; ii) suy thối mơi trường do thâm canh, tăng vụ; iii) khan hiếm tài nguyên nước và hạn mặn cực đoan liên tục xảy ra.
Các hộ nghèo thuần nông được hưởng lợi từ việc giảm nghèo của hoạt động nông nghiệp trong những năm qua. Tuy nhiên, từ thời điểm năm 2014, vai trị đó đã có những suy giảm nhất định (Phạm Mỹ Duyên, 2021). Sự phụ thuộc quá mức vào sinh kế nông nghiệp của đại đa số nông dân ở ĐBSCL không phải là tín hiệu tốt cho năng lực thích ứng với những cú sốc từ bên ngoài.
Thực tế trên cho thấy đa dạng hóa trong hoạt động là vấn đề cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh những thách thức, rủi ro ngày càng lớn, khó ứng phó và phục hồi. Nhiều nơi trong vùng ĐBSCL đang chuyển dịch theo hướng đa dạng hố các mơ hình sản xuất từ việc độc canh cây lúa sang các hệ thống canh tác kết hợp: ở An Giang, mơ hình hai màu-một lúa cho thu nhập tốt hơn độc canh hai vụ lúa mỗi năm; ở Cần Thơ và Sóc Trăng cũng đạt được kết quả tương tự khi nơng dân thực hiện mơ hình kết hợp ni tơm/cá với trồng lúa. Các hình thức đa dạng hóa này nhằm tăng hiệu quả sản xuất và sử dụng hợp lý các nguồn lực (Phong et al., 2010).
Nhìn chung, các hoạt động đa dạng hóa sản xuất này chỉ hỗ trợ nông hộ và hệ thống nơng nghiệp ứng phó và chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu và khủng hoảng sinh thái. Nền nông nghiệp vẫn mang hình thái đơn chức năng trong khi các yếu tố khách quan (dịch bệnh, khủng hoảng…) đòi hỏi sự đa chức năng nhằm tạo ra khả năng ứng phó và chống chịu.