Lý luận về chuyển đổi phát triển nông nghiệp đa chức năng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 92 - 94)

D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững

2. Lý luận về chuyển đổi phát triển nông nghiệp đa chức năng

2.1. Chuyển đổi phát triển nông nghiệp

Trải qua q trình phát triển hàng nghìn năm, nơng nghiệp đã có những thay đổi cơ bản, thậm chí mang tính “cách mạng”. Từ thay đổi giống sản xuất, phương thức canh tác đến công nghệ, quan điểm sản xuất, thị trường và nhu cầu tiêu dùng (Mazoyer & Roudart, 2006). Tuy nhiên, nhiều tranh luận vẫn cho rằng nông nghiệp chỉ thật sự chuyển đổi từ Thế chiến II đến nay và khoảng thời gian hơn 50 năm đó ấn tượng và sâu sắc hơn những gì quá khứ đã để lại (Mannion, 1995).

Những dự đoán về việc Thế giới phải đối mặt với sự chấm dứt của kỷ nguyên nông nghiệp “thông thường” với mục đích duy nhất là sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển sang một hình thái nơng nghiệp đa dạng hơn các chức năng (Bryant & Wilson, 1998). Khi đó, hoạt động nơng nghiệp mang tính hiện đại và thương mại hơn là truyền thống và tự cấp (Rezaei-Moghaddam et al., 2005), nơng dân đóng vai trị là người quản lý môi trường hơn là một người lệ thuộc vào môi trường (Marsden, 1999a). Đó chính là q trình chuyển từ thời kỳ chủ nghĩa sản xuất (productivism) sang thời kỳ chủ nghĩa hậu sản xuất (postproductivism) (Cloke & Goodwin, 1992; Marsden et al., 1993).

Thời kỳ chủ nghĩa sản xuất từ Thế chiến II cho đến giữa thập niên 1980 với đặc trưng của việc tối đa hóa sản xuất nơng nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia (Woods, 2010). Tiếp đó là kỷ nguyên chủ nghĩa hậu sản xuất với đặc trưng định hướng lại sản xuất nông nghiệp từ tăng trưởng thuần túy sang phát triển bền vững (Wilson, 2007).

Mặc dù được định hình là thời kỳ của “việc chú trọng vào chất lượng hơn là số lượng” nhưng chủ nghĩa hậu sản xuất không thật sự phổ biến và bao trùm các nền nông nghiệp trên Thế giới. Thiếu cơ sở lý luận và bằng chứng thực nghiệm rõ ràng nên những nghi ngờ và tranh luận về khả năng áp dụng ở ngoài phạm vi các quốc gia phát triển của chủ nghĩa hậu sản xuất vẫn còn tồn tại (Mather et al., 2006; Wilson, 2001).

Chủ nghĩa hậu sản xuất cho thấy nơng nghiệp đánh mất vai trị là động lực chính trong phát triển kinh tế nơng thơn (Wilson, 2007). Theo đó, cách tiếp cận phát triển nơng thôn được thay đổi từ cách tiếp cận phát triển từ trên xuống (top-down) sang cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) (Far & Rezaei- Moghaddam, 2019). Thêm nữa, trọng tâm của chủ nghĩa hậu sản xuất là các giá trị môi trường và hệ sinh thái (Knickel & Renting, 2000; Marsden et al., 2002). Do vậy, hiện tại đây chính là khái niệm bao quát duy nhất về quá trình chuyển đổi nơng thơn (Holmes, 2006, p. 143).

2.2. Nông nghiệp đa chức năng

Tại Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) của Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất (Earth Summit) tại Rio năm 1992, khái niệm nông nghiệp đa chức năng được đề cập chính thức (UNCED, 1992). Từ đó, khái niệm này đóng vai trị ngày càng quan trọng trong các cuộc tranh luận khoa học và chính sách về tương lai của phát triển nơng nghiệp và nơng thơn.

Tính đa chức năng đã được giới thiệu trong những năm gần đây như một nguyên tắc hàng đầu và mơ hình mới cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn trong tương lai (Durand & Van Huylenbroek, 2003, p. 16) bằng nhiều đóng góp tích cực cho nền kinh tế, quản lý môi trường và khả năng tồn tại của các cộng đồng địa phương (Clark, 2005, p. 332).

Ý tưởng cơ bản đằng sau tính đa chức năng là sản xuất nông nghiệp không chỉ cung cấp thực phẩm và chất xơ mà cịn cung cấp hàng hóa tập thể hay các mặt hàng phi thị trường khác nhau như xây dựng thị trường mới cho các dịch vụ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, bảo tồn di sản, phúc lợi cộng đồng, cơ hội giải trí, định cư nơng thơn… (Arovuori & Kola, 2005; Blandford & Boisvert, 2002; Daugstad et al., 2006; Goodman, 2004; Marsden & Sonnino, 2008; Potter & Burney, 2002; Vatn et al., 2002;

Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất ở mỗi địa bàn mà biểu hiện của nơng nghiệp đa chức năng có thể ở các cấp độ khác nhau. Việc xây dựng khung khái niệm và lý luận cho nông nghiệp đa chức năng được xem như là gợi ý các tập hợp của các phương án của việc lựa chọn quyết định, bao gồm từ đa chức năng mạnh đến đa chức năng yếu, thể hiện qua hành động và suy nghĩ, nhận thức của những người theo hướng chủ nghĩa coi trọng năng suất hoặc không coi trọng năng suất (Wilson, 2007).

Tựu chung, chủ nghĩa hậu sản xuất và nông nghiệp đa chức năng đang hướng đến các thực tiễn nông nghiệp thân thiện với môi trường (Losch, 2004), tăng giá trị và giảm đầu vào (WB, 2016) cũng như cho phép nông dân lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với động lực và khả năng của gia đình do đó dẫn đến sự khác biệt về khơng gian nông thôn mới (Evans et al., 2002).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)