D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
and its policy implications for the socio-ecological transformation of agriculture
3.2. Hệ thống canh tác lúa-tôm kết hợp
3.2.1. Đặc điểm nông hộ
Chủ hộ áp dụng mơ hình LTKH có tuổi trung bình là 53 tuổi. Học vấn chủ hộ tương đối thấp, đa số là cấp 2 với khoảng 8 năm đi học. Kết quả này
từ 15 tuổi trở lên ở nơng thơn có trình độ học vấn từ cấp 2 trở xuống tại Kiên Giang là 86,7% và Cà Mau là 86,3% (Tổng cục Thống kê, 2020). Phần lớn các hộ dân là người bản địa, với số năm định cư tại địa phương bình quân là 46 năm. Số thành viên trung bình là 4,4 người/hộ; trong đó lao động chính là 2,7 người (61%) và người phụ thuộc như trẻ em, người già, người khuyết tật, người không có sức lao động chiếm 39%. Diện tích đất canh tác bình qn mỗi hộ (kể cả đất th, có 24% hộ thuê thêm đất) là 3,1 ha; hộ có diện tích nhỏ nhất là 0,39 ha và lớn nhất là 10,5 ha (Bảng 2).
Bảng 2. Đặc điểm nơng hộ áp dụng mơ hình tơm-lúa kết hợp Trung bình Nhỏ nhất (Min) Lớn nhất (Max) Độ lệch chuẩn Tuổi chủ hộ (năm) 53,2 22 82 11,2 Học vấn chủ hộ (số năm đi học) 7,6 0 16 3,6
Số năm định cư tại địa phương (năm) 46,3 1 82 18,3
Số thành viên trong gia đình (người) 4,4 1 10 1,6
- Lao động chính (người) 2,7 1 7 1,3
- Người phụ thuộc (người) 1,7 0 5 1,2
Tổng diện tích đất (m2) 31.350 3.900 105.000 19.452
(Số liệu phỏng vấn thực tế 80 hộ ở vùng nghiên cứu)
Nhìn chung, nơng dân áp dụng mơ hình TLKH là người bản địa, có tuổi bình qn tương đối cao, học vấn thấp, gia đình có nguồn lao động dồi dào và diện tích canh tác tương đối lớn. Họ đã trải qua các thời kỳ thay đổi hệ thống canh tác từ mơ hình lúa-tơm dựa vào tự nhiên đến mơ hình lúa thâm canh và lúa-tơm kết hợp như hiện nay. Nên chia sẻ của họ về các trải nghiệm này là rất q giá dưới góc nhìn mối tương quan giữa con người với tự nhiên trong quá trình khai thác tài nguyên đất và nước hơn 4 thập kỷ qua tại vùng ven biển ĐBSCL.
3.2.2. Đặc điểm kỹ thuật hệ thống lúa-tôm
Kết quả khảo sát chi tiết một mảnh ruộng đại diện mơ hình LTKH cho thấy diện tích bình qn của mơ hình là 19.710 m2, được thiết kế làm 3 phần cơ bản là phần mặt ruộng (cịn gọi là phần trảng) chiếm 67%, phần ao vng (mặt nước) chiếm 17% và phần bờ bao chiếm 16% (Hình 2A). Một số trường hợp (36% hộ), phần mặt nước được chia ra thành khu vực ương nuôi con giống hay vèo ương khi tơm cịn nhỏ với diện tích khoảng 1.000 m2. Rất
ít hộ (5%) thiết kế mơ hình có ao lắng, trong khi đây là yếu tố kỹ thuật quan trọng để xử lý nước, xử lý môi trường nuôi tôm. Lý do là nông dân muốn tận dụng tối đa diện tích đất để ni tơm, họ khơng quan tâm đến vai trị của ao lắng như khuyến cáo kỹ thuật của ngành nông nghiệp.Trước đây ruộng lúa chuyển thành lúa-tôm người dân phải đào ao mương bằng tay nhưng hiện nay được cơ giới hóa bằng “máy Kobe”. Ao mương đào sâu khoảng 1,2 m so với mặt ruộng để có chỗ cho tơm cua sinh sống và lấy đất làm bờ bao. Khi đang ni tơm, mực nước có thể lên mặt trảng 30-40 cm để tơm lên ruộng tìm thức ăn (Hình 2B). Chi phí đầu tư ban đầu để thuê máy đào và lắp đặt cống lấy nước với giá hiện tại là khoảng 10 triệu đồng/ha.
Hình 2. Thiết kế mơ hình lúa-tơm kết hợp điển hình tại khu vực nghiên cứu
(A) Tổng quan mơ hình lúa-tơm
(B) Mặt cắt ngang mơ hình lúa-tơm
(Nguồn: Thảo luận nhóm và phỏng vấn 80 hộ nơng dân tại vùng nghiên cứu)
Về lịch canh tác, nông dân bắt đầu cải tạo ao mương khi mùa mưa kết thúc vào khoảng tháng 11 hàng năm. Thời điểm từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau là mùa tôm. Trước đây người dân chỉ thả tôm sú, nhưng khoảng 5 năm trở lại đây họ có thể thả tơm thẻ chân trắng. Việc quyết định thả tôm sú hay thẻ chân trắng tùy vào điều kiện mặn và nguồn lực nông hộ. Theo nông dân, năm nào nồng độ mặn cao thì tơm sú chậm lớn nên người dân thả tôm
ngắn hơn, rủi ro cũng cao hơn so với nuôi tôm sú. Mật độ thả tơm thấp, ít cho ăn, thức ăn của tơm chủ yếu là chất hữu cơ phân hủy từ rơm rạ của vụ lúa. Kiểu nuôi ở đây là “đánh tỉa thả bù”, nghĩa là nông dân vừa thu hoạch vừa thả bổ sung thêm con giống. Đến tháng 8, nông dân bắt đầu gieo sạ vụ lúa và thu hoạch vào tháng 11. Những năm gần đây, chương trình khuyến nơng địa phương khuyến khích nơng dân thả thêm tôm càng xanh vào mùa lúa để tăng thêm thu nhập. Ngồi ra, nơng dân cũng thả thêm cua biển vào hệ thống lúa-tôm để tận dụng mặt nước và đa dạng hóa nguồn thu (Hình 3).
Hình 3. Lịch thời vụ mơ hình lúa-tơm kết hợp điển hình tại khu vực nghiên cứu
Canh tác lúa Tôm sú, tôm thẻ chân trắng
Tôm càng xanh, cua biển Các loại tơm cá tép tự nhiên
Lịc h thời vụ mơ hình lúa -tơm kết hợp
(Nguồn: Thảo luận nhóm với nơng dân tại vùng nghiên cứu, Số liệu mưa tại Trạm Thủy văn Rạch Giá, Kiên Giang).
Như vậy, đây là một hệ thống kết hợp với nhiều đối tượng ni khác nhau. Vào mùa mưa thì canh tác lúa và tơm nước ngọt (càng xanh), khi độ mặn lên cao vào mùa khơ thì chuyển sang nuôi tôm nước lợ (sú, thẻ chân trắng). Ngồi ra cịn có cua, tơm tép tự nhiên, rau màu trên bờ và chăn nuôi xung quanh (mặc dù ít).