D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
9 Đào Thanh Trường, Huỳnh Thanh Nhã, Đỗ Văn Quang, Nguyễn Thị Quỳnh Anh (201), Chuyển đổi sinh thái và xã hội: sự dịch chuyển trong tiếp cận nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam, Kỷ yếu tọa
đổi sinh thái và xã hội: sự dịch chuyển trong tiếp cận nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam, Kỷ yếu tọa đàm khoa học quốc tế “An ninh môi trường ở Đông Nam Á trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế, sinh thái, xã hội, tr.1-11
có hiệu quả cơ cấu lại ngành nơng nghiệp, phát triển kinh tế nơng thơn, q trình đơ thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả bền vững và đặc biệt trong mục tiêu này cũng hướng đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Có thể khái lược chương trình với nơng thơn mới là nền tảng, cơ cấu lại nông nghiệp là căn bản, nhân dân là chủ thể và vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững được xem là yếu tố then chốt.
Một trong những nội dung thúc đẩy triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới đó là Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Lấy ý tưởng từ phong trào mỗi làng một sản phẩm (OVOP) đã được thực hiện thành công tại Nhật Bản từ năm 1979, trong giai đoạn 2018- 2020, Chính phủ đã triển khai Chương trình OCOP trong phạm vi cả nước qua đó thúc đẩy và phát huy những tiềm năng, thế mạnh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phi nơng nghiệp, khuyến khích hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong các vùng nông thôn tại Việt Nam, qua đó tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường và thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đối tượng hướng đến của Chương trình OCOP là tương đối đa dạng với 06 nhóm sản phẩm cơ bản, trong đó đều có những tác động nhất định đến hoạt động sản xuất nơng nghiệp tại vùng nơng thơn, có thể kể đến như: (1) thực phẩm gồm: nông sản tươi sống và nông sản chế biến; (2) đồ uống: gồm đồ uống có cồn; đồ uống khơng cồn; (3) thảo dược gồm: các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu; (4) vải và may mặc gồm các sản phẩm từ bơng, sợi; (5) lưu niệm - nội thất, trang trí: các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may… làm đồ lưu niệm và gia dụng, ngồi ra cịn có du lịch nông thôn và bán hàng cũng là một trong những yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nghiên cứu về chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc phát huy tối đa những tiềm năng trong sản xuất nơng nghiệp, tăng tính cạnh tranh trong phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tiếp cận từ lý thuyết chuyển đổi sinh thái-xã hội cho phép nhận diện quá trình liên kết giữa các yếu tố về kinh tế-xã hội-sinh thái được xem là một trong những hướng tiếp cận chủ đạo trong nghiên cứu, cũng như đề xuất các chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP. Trong đó:
(1) Nếu tiếp cận từ trên xuống (top - down) nhấn mạnh đến vị trí, vai trị của Nhà nước trong việc kiến tạo, ban hành khung pháp lý, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý giám sát tiêu chuẩn, chất lượng; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín
dụng… Thơng qua các hoạt động này, cần tạo ra mối liên kết giữa hoạt động kinh tế - xã hội - sinh thái hướng đến phát triển bền vững.
(2) Tiếp cận từ dưới lên (Bottom - up) nhấn mạnh vị trí, vai trị của các chủ thể sản xuất OCOP trong việc tạo ra các sản phẩm với hàng loạt các công đoạn từ: đăng ký ý tưởng sản phẩm, xây dựng và triển khai phương án sản xuất kinh doanh và các hoạt động xúc tiến thương mại. Trong đó, khâu lên ý tưởng sản phẩm và các hoạt động sản xuất là một trong những yếu tố có nhiều tác động đến mơi trường sinh thái trong cả 02 công đoạn: đầu vào và đầu ra trong q trình sản xuất. Trong đó yếu tố đầu vào liên quan đến quá trình tác động vào tự nhiên của hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm OCOP như khai thác, chế biến, tạo ra các sản phẩm từ các nhiên liệu từ tự nhiên và yếu tố đầu ra của sản phẩm đó là chất lượng sản phẩm phải thân thiện với môi trường sinh thái, tạo ra sự cân bằng, và không gây hại cho môi trường sinh thái.
Như vậy từ tiếp cận hệ lý thuyết chuyển đổi sinh thái xã hội trong nghiên cứu về chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP được đề xuất là một trong những hướng tiếp cận chủ yếu trong việc tạo ra sự cần bằng giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng các sản phẩm chất lượng cao, tạo ra những lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ mơi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu hướng đến phát triển bền vững.