Chính sách sản xuất nơng nghiệp hữu cơ ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách cho Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 114 - 120)

D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững

3. Kết quả và thảo luận

3.6. Chính sách sản xuất nơng nghiệp hữu cơ ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách cho Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

giới và hàm ý chính sách cho Đồng bằng sơng Cửu Long, Việt Nam

Trong khi các tiêu chuẩn hữu cơ ở châu Âu được xây dựng bằng các văn bản pháp lý, một số nước phát triển có truyền thống lâu đời trong đánh giá và cấp giấy chứng nhận hữu cơ để góp phần nâng cao giá trị cho nơng sản hữu cơ. Ngược lại, các quốc gia ở Châu Á đi tương đối muộn hơn và đang hồn thiện quy trình đánh giá. Hiện nay, nơng nghiệp hữu cơ ở châu Á đang có xu hướng quản lý đầu bằng cơng nghệ cao và quy trình tiêu chuẩn để xây dựng lòng tin từ khách hàng (Hossain et al., 2020).

Chính phủ Manipur mặc dù chưa có các chính sách một cách chính thức để phát triển nông nghiệp hữu cơ trong nước. Tuy nhiên, họ đã hỗ trợ cho nông nghiệp hữu cơ thông qua việc xây dựng các mơ hình mẫu nhằm chuyển giao kỹ thuật cho người dân hoặc các doanh nghiệp sản xuất với qui mô lớn. Với mục tiêu mà chính phủ Manipur hướng đến năm 2025, các mơ hình kiểu mẫu trong nơng nghiệp hữu cơ sẽ được chuyển giao và qui hoạch thành vùng chuyên canh cho nông nghiệp hữu cơ của quốc gia (Federica Varini, 2020). Cũng theo Varini (2020), Ấn Độ đã chú trọng đến phát triển nông nghiệp hữu cơ trong nước từ năm 2001. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ra đời cách đây 20 năm từ Chương trình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ quốc gia (National Program of Organic Production – NPOP) với mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm từ nơng nghiệp hữu cơ. Năm 2015, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra 2 mục tiêu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: (i) bảo vệ môi trường đất và hướng đến sản xuất bền vững tài nguyên đất do Bộ Nông nghiệp phụ trách; (ii) Nâng cao chuỗi giá trị nông nghiệp hữu cơ khu vực phía Đơng Bắc Ấn Độ. Bắt đầu từ năm 2020, chính phủ Ấn Độ đã chú trọng đến việc xây dựng các trang trại nông nghiệp hữu cơ và các mơ hình sinh thái nơng nghiệp.

Đối với nơng nghiệp hữu cơ, Chính phủ Nepal đã ban hành chính sách nơng nghiệp quốc gia để cam kết thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nước bao gồm phát huy tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, khuyến khích tiêu thụ nơng nghiệp hữu cơ và thực hiện các chứng nhận thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, các cơng cụ quản lý chính sách cịn thiếu và chưa được tích hợp tốt, những nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ, dịch vụ khuyến nông và nhân lực không đầy đủ, đặc biệt là thông tin sản xuất, tiếp thị và cung cấp đầu vào đã cản trở việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Luật sản phẩm hữu cơ, tiêu chuẩn hóa, chứng nhận và cơ sở hạ tầng trong quá trình phát triển như vậy cũng là những vấn đề chính cần quan tâm (Pokhrel and Pant, 2009).

Tại Trung Quốc, để đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong nước. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành 3 tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia từ ngày 01/01/2019. Chứng nhận cho các trang trại hữu cơ được đánh giá cấp lại mỗi năm và những chứng nhận này sẽ giúp các nông sản hữu cơ đi nhanh vào thị trường nội địa. Các chính sách cho nơng nghiệp hữu cơ của chính phủ cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây, chú trọng vào xây dựng môi trường sinh thái nông nghiệp bền vững (Hossain and Chang, 2019).

ĐBSCL có vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt với nền nông nghiệp sản xuất lương thực, phát triển cây ăn quả mang lại giá trị xuất khẩu cao cho cả nước. Tuy nhiên, hiện nay vùng ĐBSCL đang đứng trước những tác động và thách thức rất lớn của tình trạng biến đổi khí hậu tồn cầu, nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ô nhiễm nguồn đất, nước. làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, để hướng tới một nền sản xuất nơng nghiệp bền vững, có trách nhiệm, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa nơng sản trồng trọt tại vùng ĐBSCL, cần khuyến khích phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học nhằm mục tiêu tăng số lượng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và các chính sách liên quan; giới thiệu các mơ hình tốt, các điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các Hội nghị, Hội thảo để nhân rộng trong nông dân.

4. Kết luận

nghiên cứu cho thấy sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được phát triển từ rất sớm, đặc biệt ở Mỹ. Một số quốc gia ở vùng Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc cũng đã thúc đẩy các chính sách để phát triển nông nghiệp hữu cơ nhằm vào các mục đích như bảo vệ tài nguyên đất, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao giá trị nông sản phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đối với việc áp dụng các chính sách nông nghiệp hữu cơ, Việt Nam đã bước đầu có những khuyến khích nơng dân áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ban hành các tiêu chuẩn sản xuất. Tuy nhiên, để thúc đẩy chính sách được thực thi một cách có hiệu quá, Việt Nam có thể tham khảo một số chính sách ở các quốc gia Châu Á, nơi có môi trường sản xuất nông nghiệp gần giống nhau để làm bài học và xây dựng chính sách phù hợp cho nền nông nghiệp hữu cơ trong nước. Một số chính sách được gợi mở như: (1) hồn thiện qui trình sản xuất và bộ tiêu chuẩn cho nơng sản hữu cơ; (2) tăng cường thương hiệu cho nhóm hàng nơng sản hữu cơ và (3) qui hoạch vùng chuyên canh nông sản hữu cơ ở ĐBSCL.

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016. Báo cáo tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2016. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hà Nội.

[2] Bill Gates, 2020. How to avoid a climate disaster. Penguin Random House LLC, New York.

[3] Carson, Rachel L, 1990. Silent Spring (Book). Frances Collin Literary Agency via Tuttle-Mori Published House.

[4] Pokhrel, Deepak Mani; Pant, Kishor Prasad, 2009. Perspectives of organic agriculture and policy concerns in Nepal. The Journal of Agriculture and Environment Vol:10, Jun.2009, pp 89-99.

[5] FAO, 2017. The future of food and agriculture – Trends and challenges. Rome. [6] Hossain, Shaikh Tanveer and Chang, Jennifer, 2019. Development in the Organic sector in ASIA in 2019 in IFOAM – Organics International. Born, Germany.

[7] Hossain, Shaikh Tanveer and Chang, Jennifer, 2020. Developments in the Organic Sector in Asia in 2019 (Willer, Helga, Bernhard Schlatter, Jan Trávní²ek, Laura Kemper and Julia Lernoud (Eds.) (2020): The World of Organic Agriculture. Statistics and Emerging Trends 2020). Research Institute of Organic Agriculture (FiBL), Frick, and IFOAM – Organics International, Bonn. Pp: 202-208.

[8] Hà Mạnh Thắng, 2018. Báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu diễn biến và giải pháp hạn chế, phục hồi môi trường đất trồng lúa bị suy thối vùng Đồng bằng sơng Cửu Long”. Viện Mơi trường Nông nghiệp. Đề tài cấp Bộ.

[9] Haumann, Barbara Ritch, 2020. US Organic Sales Break Through 50 billion Dollar Mark (Willer, Helga, Bernhard Schlatter, Jan Trávní²ek, Laura Kemper and Julia Lernoud (Eds.) (2020): The World of Organic Agriculture. Statistics and Emerging Trends 2020). Research Institute of Organic Agriculture (FiBL), Frick, and IFOAM – Organics International, Bonn. Pp: 278-282.

[10] Huỳnh Đình Lệ Thu, Nguyễn Thị Minh Thư và Hà Nam Khánh Giao, 2021. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 1(2021):71-84.

[11] Jonell, M., & Henriksson, P. J. G., 2015. Mangrove-shrimp farms in Vietnam-Comparing organic and conventional systems using life cycle assessment. Aquaculture, 447, 66–75. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2014.11.001.

[12] Khổng Tiến Dũng, 2020. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Long và các ngụ ý chính sách. Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 17 (1), 72- 85, doi: 10.46223/HCMCOUJS. econ.vi.17.1.61.2022.

[13] Lê Trần Thanh Liêm, Trần Thanh Dũng và Phan Đỗ Thanh Thảo, 2016. Hiệu quả chăn ni của mơ hình ni heo rừng sử dụng các công thức cho ăn khác nhau, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thời Hội nhập”, Trường Đại học Cần Thơ, TP. Cần Thơ, ngày 30/12/2016, 155-160, NXB Đại học Cần Thơ, TP. Cần Thơ.

[14] Lê Trần Thanh Liêm và Trần Thanh Dũng, 2018. Nghiên cứu cải thiện khẩu phần ăn của heo rừng lai, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển Kinh tế - Xã hội Vùng Tây Nguyên Lần II Năm 2018”, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, tỉnh Kon Tum, ngày 16/6/2018, 654-658. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

[15] Jonell, M., & Henriksson, P. J. G., 2015. Mangrove-shrimp farms in Vietnam-Comparing organic and conventional systems using life cycle assessment.

Aquaculture, 447, 66–75. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2014.11.001.

[16] Kuepper, G., 2010. A brief overview of the history and philosophy of organic agriculture, Kerr Center for Sustainable Agriculture, Oklahoma, USA.

[17] Meinshausen, Florentine; Richter, Toralf; Huber, Beate; Blockeel, Johan., 2020. Internal Control Systems in Organic Agriculture: Significance, Opportunities and Challenges (Willer, Helga, Bernhard Schlatter, Jan Trávní²ek, Laura Kemper and Julia Lernoud (Eds.) (2020): The World of Organic Agriculture. Statistics and Emerging Trends 2020). Research Institute of Organic Agriculture (FiBL), Frick,

[18] Meinshausen, Florentine; Richter, Toralf; Blockeel, Johan and Huber, Beate, 2019. Group Certification. Internal Control Systems in Organic Agriculture: Significance, Opportunities and Challenges. Research Institute of Organic Agriculture FiBL, Frick. https://orgprints.org/35159/.

[19] Northbourne, Lord, 1940. Look to the Land. J.M. Dent. London.

[20] Nguyễn Hồng Tín, 2017. “Tổng quan về Ơ nhiễm Nơng nghiệp ở Việt Nam: Ngành trồng trọt” báo cáo được chuẩn bị cho Ngân Hàng Thế giới. Ngân Hàng Thế Giới, Washington, D.C.

[21] Nguyễn Trung Tiến, 2018. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua rau hữu cơ của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.

[22] Nguyễn Ngọc Mai và Nguyễn Thanh Phong, 2020. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ tại quận Long Biên, Hà Nội. Tạp chí Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam 2020, 18(2): 157-166.

[23] Nguyễn Trung Tiến, Nguyễn Vũ Trâm Anh và Nguyễn Đình Thi, 2020. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Cơng thương, số 14/6.2020.

[24] Nguyen, C. T., & Van, T. T. T., 2021. Development of Organic Agriculture in the Mekong Delta - Opportunities and Challenges. European Journal of Development Studies, 1(2), 29-35.

[25] Nguyễn Thảo Nguyên và Lê Thị Trang, 2021. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(1): 160-172.

[26] Omoto, R., & Scott, S., 2016. Multifunctionality and agrarian transition in alternative agro-food production in the global South: The case of organic shrimp certification in the Mekong Delta, Vietnam. Asia Pacific Viewpoint, 57(1), 121–

137. https://doi.org/10.1111/apv.12113.

[27] Organic Trade Association, 2016. 2016 Organic Industry Survey. Brattleboro, VT: Organic Trade Association.

[28] Phong, V. Van, Valenghi, D., & Giang, N. L., 2011. Promotion of Organic Cocoa in Mixed Farming System in the Mekong Delta Region: A Preliminary Analysis. In M. A. Stewart & P. A. Coclanis (Eds.), Environmental Change and Agricultural Sustainability in the Mekong Delta (pp. 259–270). Springer. https://doi.org/10.1007/978-94-007-0934-8.

[29] Sahota, Amarjit, 2020. The Global Market for Organic Food & Drink (Willer, Helga, Bernhard Schlatter, Jan Trávníek, Laura Kemper and Julia Lernoud (Eds.) (2020): The World of Organic Agriculture. Statistics and Emerging Trends 2020). Research Institute of Organic Agriculture (FiBL), Frick, and IFOAM – Organics International, Bonn. Pp: 138-141.

[30] Seufert, V; Ramankutty, N; and Foley, JA, 2015. Comparing the yields of organic and conventional agriculture. Nature. 2012 May 10;485(7397):229-32. doi: 10.1038/nature11069. PMID: 22535250

[31] Tung, L. D., 2006. Productivity and seed quality of modern and traditional soybean (Glycine max L. Mere) under biodynamic, organic, and ‘chemical’ production practices in Mekong Delta, Vietnam. M.Sc. Thesis. University of Philippines Los Banos, Laguna, Philippines, 127 pp.

[32] USDA - Study Team on Organic Farming United States Department of Agriculture, 1980. REPORT AND RECOMMENDATIONS ON ORGANIC FARMING.

[33] Varini, Federica, 2020. The Mainstreaming of organic Agriculture in the Himalaya Region: Policy contexts in Bhutan, India, and Nepal in IFOAM – Organics International. Born, Germany.

[34] Willer, Helga; Bernhard, Schlatter; Jan, Trávníek; Laura, Kemper and Julia, Lernoud (Eds.), 2020. The World of Organic Agriculture. Statistics and Emerging Trends 2020. Research Institute of Organic Agriculture (FiBL), Frick, and IFOAM – Organics International, Bonn.

[35] Willer, Helga; Moeskops, Bram; Busacca, Emanuele; Brisset, Léna; and Gernert, Maria, 2020. Organic in Europe: Recent Developments (Willer, Helga, Bernhard Schlatter, Jan Trávníek, Laura Kemper and Julia Lernoud (Eds.) (2020): The World of Organic Agriculture. Statistics and Emerging Trends 2020). Research Institute of Organic Agriculture (FiBL), Frick, and IFOAM – Organics International, Bonn. Pp: 218-225.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 114 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)