D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
and its policy implications for the socio-ecological transformation of agriculture
3.4. Hàm ý chính sách chuyển đổi theo hướng sinh thái-xã hộ
Nền nông nghiệp Viêt Nam hiện nay phát triển dựa trên phương thức khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên đặc biệt tài nguyên đất và nước, làm giảm đa dạng sinh học, gây phát thải khí nhà kính và làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Đã đến lúc cần phải chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống đặc trưng bởi tương tác tuyến tính giữa mơi trường và phát triển tác động tiêu cực đến môi trường (nông nghiệp nâu) sang nền nông nghiệp với tương tác qua lại giữa môi trường và phát triển, thân thiện với môi trường (nông nghiệp xanh) theo nghĩa giảm thiểu tối đa chất thải của hệ thống nông nghiệp đến môi trường sinh thái thông qua phương thức
Phương thức chuyển đổi đó thể hiện thơng qua các sáng kiến ở địa phương (như mơ hình lúa-tơm) trong chuyển đổi nông nghiệp theo hướng nông nghiệp xanh và tuần hồn thích ứng với tác động ngày càng gia tăng về cường độ và khó lường của rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu như lũ lụt và hạn hán với triết lý "sống chung với lũ" và "thuận thiên". Mơ hình chuyển đổi phương thức canh tác chỉ dựa trên trồng lúa sang kết hợp giữa trồng lúa với nuôi tôm ở hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau cho thấy việc chuyển đổi này đã giúp cho nông dân - đối tượng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, nâng cao được năng lực thich ứng với rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu từ đó tăng cường được năng lực chống chịu với các cú sốc trong đó có cú sốc liên quan đến tài nguyên nước (lũ lụt và hạn hán). Việc chuyển đổi vụ mùa thứ 2 trước đây trồng lúa sang nuôi tôm đã giúp nông dân giảm độ phơi nhiễm với hiểm họa liên quan đến chuyển đổi sử dụng nguồn nước mặt từ ngọt cho canh tác lúa sang mặn cho nuôi trồng thủy sản. Trong quá trinh chuyển đổi phương thức canh tác nông nghiêp, các bên liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy sản và nông hộ phải đối mặt với nhưng khó khăn: (i) Phương thức lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp (tỉnh và huyện); (ii) Thiếu thơng tin thời tiết và khí hậu (thời điểm các mực nước lũ xuất hiện trong năm, độ nhiệm mặn của nước mặt theo các thời vụ,..) giúp người dân có thể chủ động trong việc xác định thời điểm canh tác.
Mặc dù Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có hướng dẫn lồng ghép biến đổi khí hậu tại Quyết định 1485/QĐ-BKHĐT ngày 17 tháng 10 năm 2013 về "Ban hành khung hướng dẫn lựa chọn ưu tiên thích ứng với biến đổi khí hậu trong lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KHPTKTXH)" (viết tắt là Hướng dẫn của Bộ KH & ĐT). Tuy nhiên, việc thực hiện Quyết định này đã gặp một số khó khăn tại các cơ quan lập kế hoạch do thiếu những quy định chi tiết. Cho đến nay, chỉ có Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng đã thử nghiệm lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu vào KHPTKTXH hàng năm từ 2016. Về bản chất hướng dẫn này chỉ áp dụng cho việc lựa chọn ưu tiên cho thích ứng với biến đổi khí hậu khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương chứ chưa phải lồng ghép nội dung của thích ứng với biến đổi khí hậu vào các thành phần nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội. Ở cấp địa phương (xã), các nỗ lực học tập và sửa đổi Hướng dẫn của Bộ KH & ĐT đồng thời ứng dụng Khung lập kế hoạch thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng để thử nghiệm áp dụng việc tích hợp các nội dung thích ứng
với biến đổi khí hậu vào KHPTKT cấp huyện, cho phù hợp với điều kiện địa phương đã được CARE Việt Nam thực hiện thí điểm tại 3 xã của tỉnh An Giang và 2 xã của tỉnh Sóc Trăng năm 2016.
Gần đây (19/10/2021) tại Hội thảo "Tham vấn chính sách và ra mắt bộ ấn phẩm Bản đồ rủi ro và kế hoạch thích ứng với BĐKH (CS-MAP)" được tổ chức ở Hà Nội bởi Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn) và Chương trình Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Nông nghiệp và An ninh Lương thực (CCAFS) khu vực Đông Nam Á, CS-MAP đã được giới thiệu đến đại diện các cơ quan Bộ, ngành liên quan, các đối tác tại 43 tỉnh thực hiện CS-MAP và các cơ quan, tổ chức từ các quốc gia khác. Cục Trồng trọt nêu rõ CS-MAP có thể được lồng ghép vào các chính sách và kế hoạch của ngành và quốc gia, ví dụ như Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu, để giảm thiểu biến đổi khí hậu trong ngành nông nghiệp, và kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước và vùng giai đoạn 2021-2025. Ở cấp địa phương, CS-MAP sẽ đóng vai trị là một cơng cụ thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai nhằm lồng ghép kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (bao gồm chuyển đổi đất trồng lúa) và kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-20301.
Ngoài ra, hệ thống thủy lợi vốn thiết kế cho sản xuất lúa trước đây cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với mơ hình chuyển đổi. Đầu tư thêm về thị trường, thương hiệu cho các sản phẩm mang tính sinh thái từ mơ hình mới để tăng giá trị gia tăng, tạo sự khác biệt với các sản phẩm thông thường cũng là cách để thúc đẩy cách tiếp cận SET trong chuyển đổi nông nghiệp bền vững tương lai.