D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
2. Những khái niệm cơ bản
2.1. Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là các quyền được pháp luật bảo hộ đối với tài sản trí tuệ. Theo Tổ chức SHTT (WIPO), tài sản trí tuệ (Intellectual Property) là khái niệm được dùng để chỉ những sáng tạo trí tuệ của con người như sáng chế, tác phẩm văn học và nghệ thuật, các biểu tượng, tên, hình ảnh và kiểu dáng cơng nghiệp được sử dụng trong thương mại.
Điều 2.viii Công ước Stockholm thành lập WIPO định nghĩa: “Quyền
SHTT bao gồm các quyền đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các quyền liên quan đến hoạt động của các nghệ sĩ biểu diễn, sản xuất bản ghi âm, chương trình phát sóng; quyền đối với sáng chế ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, phát minh khoa học; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu và nhãn hiệu dịch vụ; tên thương mại; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh; các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực cơng nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật” .
Khoản 1 điều 4 Luật SHTT Việt Nam quy định: “Quyền SHTT là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Trong phạm vi bài viết này, quyền SHTT được giới hạn bao gồm chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu đối với nhóm sản phẩm đặc sản nơng nghiệp địa phương.
2.2. Chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là một trong các đối tượng của quyền SHTT, Điều 22 Hiệp định TRIPS quy định: “Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hoá
bắt nguồn từ lãnh thổ của một quốc gia hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”.
Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam quy định: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.
Chỉ dẫn địa lý mang các đặc điểm sau đây:
- Sản phẩm gắn với chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, có thể là sản phẩm trực tiếp từ thiên nhiên (ví dụ thanh long Bình Thuận, xồi cát Hịa Lộc, con ngán Quảng Ninh…), có thể đã qua chế biến (ví dụ chả mực Hạ Long, nước mắm Phú Quốc…);
- Sản phẩm gắn với một vùng địa lý nhất định, vùng địa lý này có thể khơng trùng với đơn vị địa lý hành chính;
- Chất lượng của sản phẩm do điều kiện tự nhiên vùng địa lý mang lại, chất lượng này là nét đặc thù của sản phẩm mà sản phẩm tương tự khơng thể có nếu xuất phát từ vùng địa lý khác;
- Chất lượng của sản phẩm do truyền thống canh tác mang lại;
- Chất lượng của sản phẩm do kỹ thuật chế biến mang lại, sản phẩm trong trường hợp này khơng trực tiếp có nguồn gốc tự nhiên, mà do kỹ thụât chế biến của con người mang lại, ví dụ kỹ thuật chế biến nước mắm, kỹ thuật chế biến chè khô...
Tính đến ngày 30/9/2021 Việt Nam đã bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 110 sản phẩm nơng nghiệp, trong đó có các sản phẩm nơng nghiệp có nguồn gốc từ nước ngồi như rượu Cognac, rượu Pisco (Cộng hòa Peru), Scotch whisky, tơ tằm truyền thống Isan Thái Lan, đường thốt nốt Kampong Speu (Vương quốc Cam-pu-chia), hạt tiêu Kampot (Vương quốc Cam-pu-chia), thịt bò Kagoshima (Nhật Bản), hồng ICHIDA (Nhật Bản).
Tại ASEAN, một số sản phẩm nông nghiệp bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thị trường biết đến như cà phê của Indonesia, gạo Thung Kula Rong-Hai Thai Hom Mali của Thái Lan hoặc gạo Jasmine của Thái Lan, hạt tiêu Sarawak của Malaysia, nước mắm Phú Quốc từ Việt Nam,…
Trong các tài liệu do Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) phát hành có nhắc đến một số sản phẩm danh tiếng như trà Darjeeling, phomat Parmigiano, rượu vang Bordeaux, thịt bò Kobe, khoai tây Idaho, cà phê cao nguyên xanh Jamaica (Jamaica Blue Mountain coffee), rượu Tequila Mexico…1
2.3. Nhãn hiệu
Việc bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm nông nghiệp mang tên địa danh, thông thường được tiến hành bởi nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.
1
The International Trade Centre, The World Trade Organization and the United Nations (2009),
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hố, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Đặc điểm của nhãn hiệu tập thể:
- Nhãn hiệu tập thể thực hiện chức năng chỉ dẫn tư cách thành viên của doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu thuộc về tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó;
- Một tổ chức mới đủ tư cách nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Như vậy, để tồn tại một nhãn hiệu tập thể thì điều kiện tiên quyết phải tồn tại một tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- Tổ chức đại diện có thể khơng trực tiếp kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu tập thể thì phải trực tiếp hoạt động kinh doanh bằng cách cung cấp sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể ra thị trường;
- Có sự cam kết về chất lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu tập thể, nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm kém chất lượng thì tổ chức đại diện có thể xem xét khơng cho phép doanh nghiệp đó tiếp tục sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an tồn hoặc các đặc tính khác của hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu.