Chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 79 - 83)

D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững

2. Chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP tại Việt Nam

2.1. Khái quát nội dung chính sách

Chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP được cụ thể hóa trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan với khung chính sách trong đó:

Mục tiêu của Chính sách: hướng đến phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thơn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nơng thơn mới; thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nơng thơn, góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo

Những biện pháp của chính sách có thể nhận diện bao gồm: (1) Hình thành phát triển sản phẩm OCOP; (2) xây dựng hệ thống đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, (3) chính sách về đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ; (4) xây dựng phát triển thương hiệu cho sản phẩm; (5) quảng bá sản phẩm, thúc đẩy thương mại hóa, tiêu thụ sản phẩm.

(1) Hình thành phát triển sản phẩm OCOP

Sản phẩm OCOP được xác định gồm: sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền trên cơ sở khai thác những lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ của địa phương, với chủ thể thực hiện: các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Trong đó, sản phẩm OCOP được hướng đến đó là tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Việc phát triển sản phẩm OCOP cũng được chu trình hóa trong đó q trình hình thành phát triển sản phẩm được đặt ra với các cong đoạn: tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh cũng như triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh.

Tính đến nay, sau 03 năm triển khai tính đến nay đã có khoảng 3986 sản phẩm OCOP, với tỷ trọng các sản phẩm theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các loại sản phẩm OCOP trong giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)11

11

Phân tích biểu đồ có thể nhận diện, các sản phẩm OCOP từ thực phẩm chiếm một tỷ trọng lớn (74.6%) đây là những mặt hàng được hình thành trong sản xuất nông nghiệp là nông sản tươi sống và nơng sản chế biến; Như vậy, có thể xác định, trong thời gian tới để tiếp tục thúc đẩy hoạt động của Chương trình OCOP, cần có tiếp cận từ sinh thái-xã hội trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp - sinh thái hướng đến phát triển bền vững. Bởi lẽ hoạt động nông nghiệp chịu sự tác động rất lớn từ mơi trường và biến đổi khí hậu.

(2) Xây dựng hệ thống đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP

Đây là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành chuỗi giá trị sản phẩm OCOP cung ứng cho cộng đồng. Việc chứng nhận và xây dựng hệ thống đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 về ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm của chương trình mỗi xã một sản phẩm trong đó:

Bộ tiêu chí OCOP được xác định là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và từng thời kỳ. Bộ tiêu chí được xây dựng bao gồm 03 phần: (1) các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng gồm: tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng; (2) các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị gồm: tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm; (3) các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm gồm: chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.

Trên cơ sở bộ tiêu chí OCOP, việc phân hạng sản phẩm được thực hiện với 05 hạng, trong đó thấp nhất là 01 sao và cao nhất là 05 sao (tương ứng với sản phẩm cấp quốc gia có thể xuất khẩu). Tính đến nay, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn đã có 53 sản phẩm được xếp hạng 5 sao; 1.368 sản phẩm xếp hạng 4 sao; 2.541 sản phẩm được xếp hạng 03 sao. Tỷ trọng các sản phẩm được xếp hạng 05 sao phân theo nhóm sản phẩm theo biểu đồ sau: (Biểu đồ 2.2).

Trong tiêu chí đánh giá để xếp hạng sản phẩm OCOP, một trong những tiêu chí gắn với chuyển đổi sinh thái-xã hội đó là vấn đề bảo vệ mơi trường trong quá trình sản xuất với (với điểm số tối đa là 05 điểm). Đối với những sản phẩm: có đánh giá tác động mơi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành; có minh chứng triển khai/áp dụng; có

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng các sản phẩm OCOP được đánh giá chất lượng 05 sao tính đến năm 2021

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)12

(3) Chính sách về đào tạo tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ

Chính sách về đào tạo tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và ứng dụng khoa học và công nghệ hướng đến các nhóm đối tượng cơ bản bao gồm: cán bộ quản lý triển khai thực hiện Chương trình OCOP từ trung ương đến cơ sở; lãnh đạo quản lý, lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã… tham gia chương trình OCOP. Nội dung đào tạo, tập huấn bao gồm: kiến thức chun mơn quản lý chương trình OCOP; kiến thức chun mơn quản trị sản xuất, quản trị kinh doanh theo Khung đào tạo tập huấn của Chương trình OCOP.

Khung đào tạo Chương trình OCOP được xây dựng bao gồm 02 phần: (1) Khung đào tạo cán bộ quản lý chương trình OCOP và (2) Khung đào tạo quản trị sản xuất - kinh doanh cho các nhà quản lý, tổ chức kinh tế (CEO), hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP.

(4) Xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm

Chính sách này nhấn mạnh vai trò của việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh của địa phương. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, xác lập và bảo

12

hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm OCOP là một trong những công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động tổ chức sản xuất, chế biến, thương mại, tổ chức quảng bá và phát trển sản phẩm. Đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận bảo hộ cho 101 chỉ dẫn địa lý, 1.408 nhãn hiệu tập thể và 465 nhãn hiệu chứng nhận, đây chủ yếu là những thương hiệu cộng đồng gắn với bảo hộ sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa lý13. Trên cơ sở đó, hỗ trợ cho việc khai thác thương hiệu (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể) giúp cho các sản phẩm OCOP phát huy được giá trị của cộng đồng, đặc biệt là chất lượng, văn hóa và tổ chức cộng đồng qua đó phát huy tài sản trí tuệ gắn với địa danh địa phương, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

(5) Quảng bá sản phẩm thúc đẩy thương mại hóa tiêu thụ sản phẩm

Cơng tác xúc tiến thương mại được xác định bao gồm các hoạt động: quảng cáo, tiếp thị sản phẩm; hoạt động thương mại điện tử; tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch, hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP cấp tỉnh, vùng, quốc gia và quốc tế. Xây dựng hệ thống trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với hỗ trợ khởi nghiệp; giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP, điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại các khu du lịch, khu dân cư, tại các siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính.

Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số, vấn đề xúc tiến thương mại hóa sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử cũng cần được chú trọng trong 03 năm triển khai Chương trình OCOP, đã phát triển nhiều sàn thương mại điện tử như: Postmart (đường dẫn: https://postmart.vn/) và Vỏ sò (đường dẫn: https://voso.vn/). Kết thúc năm 2020, tổng sản lượng các sản phẩm đặc sản nói chung chiếm 2/3 sản lượng đơn hàng phát sinh trên sàn Postmart trong đó có đến 65% là các đơn hàng sản phẩm OCOP14.

Như vậy xoay quanh 05 biện pháp cơ bản được nhận diện trong Chính sách thúc đẩy Chương trình OCOP có thể thấy 03/5 biện pháp cần có những tiếp cận về chuyển đổi sinh thái - xã hội trong việc thực thi và hồn thiện đó là: các biện pháp về hình thành và phát triển sản phẩm OCOP (liên quan trực tiếp đến khâu sản xuất), việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm (liên quan

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)