Những thách thức khi chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 108 - 110)

D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững

3. Kết quả và thảo luận

3.4. Những thách thức khi chuyển đổi nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng đang gặp nhiều thách thức trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực thế giới, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng dân số và những vấn đề mang tính tồn cầu như Đại dịch Covid-19 xuất hiện vào cuối năm 2019. Theo báo cáo bởi Seufert, Ramankutty và Foley (2012) cho thấy sản lượng của nền nông nghiệp hữu cơ sẽ giảm từ 5 - 34% so với nền nông nghiệp truyền thống hiện nay với việc sử dụng nhiều các hoá chất tổng hợp. Tuy nhiên, sự giảm này sẽ không tác động đáng kể đến nền an ninh lương thực và kinh tế toàn cầu. Vấn đề này đã được ghi nhận và thảo luận từ rất sớm. Năm 1981, Hiệp hội Nông lương Mỹ đã tổ chức hội thảo về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, và câu hỏi chính được đặt ra để thảo luận là “Nơng nghiệp hữu cơ có thể cung cấp bền vững cho sản xuất nông nghiệp?” và câu trả lời từ hội nghị là “Có”. Ngay sau đó, nơng nghiệp hữu cơ đã được đưa vào chương trình giáo dục trong

trường học trên toàn thế giới. Sự đồng bộ về giáo dục và hồn thiện quy trình đánh giá nền nơng nghiệp hữu cơ đã góp phần vào sự phát triển sản xuất hữu cơ ngày nay tại Mỹ. Thị trường buôn bán sản phẩm hữu cơ tăng hằng năm 20% do sự gia tăng sự tiêu thụ của người tiêu dùng (FAO, 2017). Theo Sahota (2020) sản phẩm hữu cơ đóng góp hơn 100 tỷ USD cho nền kinh tế vào năm 2018 với sự dẫn đầu bởi Mỹ, Đức và Pháp.

Ở khía cạnh thị trường, Nguyễn Trung Tiến (2018) nghiên cứu về hành vi tiêu dùng rau hữu cơ và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua rau hữu cơ tại Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng mua rau hữu cơ vẫn còn còn thấp (chiếm 19,3% người được khảo sát). Nguyên nhân là do phần lớn người tiêu dùng chưa biết thông tin về rau hữu cơ, các cửa hàng, siêu thị quảng bá sản phẩm chưa tốt, một số người tiêu dùng cho rằng giá cao và khó tìm được nơi bán sản phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng biết đến rau hữu cơ qua nhiều kênh khác nhau và chủ yếu đến từ kênh báo chí (báo in, đầi phát thanh, truyền hình) chiếm tỷ lệ cao nhất (28,75%). Tiếp đến là mạng xã hội, bạn bè và đồng nghiệp. Người tiêu dùng quyết định chọn mua rau hữu cơ nhiều nhất là do 3 yếu tố: không chứa hormone tăng trưởng và dư lượng thuốc trừ sâu (chiếm 30,5%), cung cấp nhiều dinh dưỡng và vitamin, khoáng chất cho cơ thể (23,4%) và chất lượng cao hơn so với rau thông thường (22,7%). Người tiêu dùng cũng nhận định có nhiều yếu tố cản trở q trình mua rau hữu cơ như số lượng bán cịn ít, đơi khi mua với số lượng lớn khơng có, chủng loại khơng phong phú, chưa có sự đa dạng về sản phẩm. Người tiêu dùng Thành phố Cần Thơ cũng tiêu dùng khá thấp các mặt hàng rau hữu cơ, họ chưa xem rau hữu cơ là một loại thực phẩm thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, với mức trung bình: số lần sử dụng thực phẩm hữu cơ là 7 lần/tháng, với trọng lượng 684g/lần mua với số tiền chi là 31.636 đồng/lần mua.

Nhìn ở một khía cạnh khác, tuy tầm quan trọng của nền nông nghiệp hữu cơ đến hệ sinh thái, môi trường, sức khoẻ con người và phát triển kinh tế được ghi nhận từ rất lâu. Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên toàn thế giới cũng đối mặt với nhiều vấn đề cần bàn luận: (1) tiêu chuẩn, chính sách phát triển nơng nghiệp hữu cơ của từng quốc gia, khu vực trên thế giới có nhiều khác biệt; (2) vấn đề đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu và hiệu quả kinh tế; (3) hạn chế về trình độ kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp hữu cơ giữa các nước trên thế giới; (4) xây dựng mơ hình phát triển nền nông nghiệp hữu cơ cho từng vùng, quốc gia, khu vực, hoạch định kế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)