D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
13 Tham khảo số liệu tại: Nguyễn Minh Tiến (2021), Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vai trò của Sở hữu trí tuệ và thúc đẩy chuyển đổi số, Kỷ yếu Hội thảo “thúc đẩy chuyển đổi số và khai thác
Sở hữu trí tuệ và thúc đẩy chuyển đổi số, Kỷ yếu Hội thảo “thúc đẩy chuyển đổi số và khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP, tr13.
14
trực tiếp đến việc xem xét khả năng thích ứng của sản phẩm đối với thị trường người tiêu dùng) và khâu đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm cho tính hiệu quả và bền vững của Chương trình). Các hoạt động này tác động trực tiếp hoặc có liên quan đến việc tạo ra sự gắn kết giữa hoạt động sản xuất vật chất với các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái hướng đến phát triển bền vững.
2.2. Những kết quả đạt được từ chính sách
Sau 03 năm triển khai (2018-2020) Chương trình OCOP được triển khai tại hầu hết các tỉnh/thành trong cả nước với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp đã trở thành một trong những điểm sáng quan trọng trong phát triển kinh tế nơng thơn gắn với Chương trình xây dựng nơng thơn mới của Chính phủ. Tính đến nay, đã có 60/63 tỉnh/thành tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, Chương trình đã có tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế tại vùng nông thôn, cụ thể:
- Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất vùng nguyên liệu, góp phần phát triển các làng nghề truyền thống đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Hồng. Nhiều sản phẩm gắn với các chỉ dẫn địa lý, địa danh địa phương như: chè Shan Tuyết Hồng Su Phì (Hà Giang), chè Tân Cương (Thái Nguyên), lúa gạo tỉnh Sóc Trăng, gạo sạch Ấn Trà (Quảng Ngãi)…
- Chương trình đã góp phần tạo ra việc làm cho lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt trong việc phát huy vai trò của phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số. Sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an tồn thực phẩm, có sự thân thiện với mơi trường, tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng giá trị, góp phần giúp cá chủ thể tăng quy mô và doanh thu.
- Xét trên khía cạnh văn hóa - xã hội, Chương trình OCOP góp phần bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa kinh tế, nơng thơn. Kể từ khi triển khai Chương trình có khoảng 5.400 làng nghề, trong đó có gần 2.000 làng nghề truyền thống được bảo tồn15, nhiều mơ hình trong khai thác và phát huy các sản phẩm OCOP được triển khai như gắn với mơ hình du lịch nơng thơn, du lịch cộng đồng…
15
Tham khảo số liệu tại: Nguyễn Minh Tiến (2021), Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vai trị của Sở hữu trí tuệ và thúc đẩy chuyển đổi số, Kỷ yếu Hội thảo “thúc đẩy chuyển đổi số và khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP, tr11.
Tuy vậy, sau 03 năm triển khai, chương trình OCOP cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến:
(1) Tính bền vững trong triển khai thực hiện Chương trình: trong đó phải kể đến số lượng, chất lượng của các sản phẩm OCOP khi tham gia; việc phát huy tối đa những lợi thế của địa phương trong việc tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh và đặc biệt là sự liên kết trong khâu sản xuất với bảo vệ môi trường sinh thái trước tác động của sản xuất nông nghiệp chưa được chú trọng. Điều này được thể hiện thơng qua tiêu chí và xếp hạng sản phẩm, trong đó, yếu tố liên quan đến bảo vệ mơi trường trong q trình sản xuất chỉ chiếm 5 điểm/tổng số điểm 100. Trong khi đó, đối với sản phẩm được xếp hạng 05 sao có số điểm trung bình đạt từ 90-100 điểm.
(2) Các giải pháp hỗ trợ cho chủ thể OCOP còn chưa thực sự đi vào thực chất, đặc biệt trong khâu đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về năng lực tổ chức, quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm. Đặc biệt trong khung chương trình đào tạo chưa có những nội dung liên quan đến hướng dẫn, phổ biến các kiến thức liên quan đến môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường gắn với sản xuất nông nghiệp. Vấn đề tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tính bền vững, cũng như đáp ứng nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng.
(3) Hoạt động xúc tiến thương mại đã được triển khai, tuy vậy còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, chưa hình thành được một hệ thống xúc tiến quảng bá thương mại có tính kết nối chuyên sâu về sản phẩm OCOP. Đặc biệt, cho đến nay, mặc dù hệ thống thơng tin về Chương trình OCOP đã được hình thành do Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, tuy vậy chưa có sự kết nối với hệ thống thơng tin tại các tỉnh/thành để tạo thành một hệ thống thống nhất hỗ trợ cho việc khai thác, thương mại hóa cũng như quản lý các sản phẩm OCOP.