Tiêu chí Tiêu dùng lương thực

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 56 - 61)

D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững

d) Tiêu chí Tiêu dùng lương thực

- Tỷ lệ % dân số sử dụng tối thiểu các dịch vụ nước uống cơ bản (2019/2018-2020): 96.2%. Tỷ lệ này tốt hơn so với tỷ lệ của thế giới (89.8%) và của khu vực Đông Nam Á (92.4%).

- Tỷ lệ % dân số sử dụng tối thiểu các dịch vụ vệ sinh cơ bản (2019/2018- 2020): 87.7%. Tương tự như trên, tỷ lệ này của Việt Nam cũng tốt hơn mức trung bình thế giới (77.3%), mức trung bình khu vực Đơng Nam Á (84.7%).

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (2019/2018- 2020): 22.7%. Như vậy, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em tại Việt Nam đã vượt qua ngưỡng trung bình tồn thế giới (22.4%), tuy nhiên vẫn thấp hơn mức trung bình các nước Đơng Nam Á (27.8%).

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân (2019/2018-2020): 5.8%. Tỷ lệ này cũng chớm vượt ngưỡng so với thế giới (5.7%), và thấp hơn so với khu vực (7.4%).

- Tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) (2019/2018-2020): 20.6%. Mức này thấp hơn so với mức trung bình thế giới (29.9%) và khu vực (27.2%) trong cùng năm.

Hình 3. Chỉ số về dinh dưỡng

Như vậy, xem xét khái niệm an ninh lương thực trên hệ tiêu chí của FAO, Việt Nam còn nhiều điểm cần khắc phục để đạt tới mức chỉ số an ninh lương thực cao hơn. Trong đó đặc biệt lưu ý tới vấn đề dinh dưỡng, tình trạng thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng ở trẻ em. Vấn đề này đặc biệt đáng lo ngại ở những khu vực kinh tế kém phát triển, trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, nơi mà điều kiện cơ sở vật chất về vệ sinh cịn khó khăn, nhận thức của người dân còn thấp về vấn đề dinh dưỡng.

3.3. Đánh giá về CQLT của Việt Nam

Chủ quyền lương thực là một hệ thống lương thực trong đó người sản xuất, phân phối và tiêu thụ lương thực cũng kiểm soát các cơ chế, chính sách sản xuất và phân phối lương thực. Điều này trái ngược với chế độ lương thực doanh nghiệp hiện nay, trong đó các tập đồn và tổ chức thị trường kiểm soát hệ thống lương thực toàn cầu. Rõ ràng, chủ quyền về lương thực nhấn mạnh đến nền kinh tế lương thực địa phương, phù hợp với văn hóa và sự sẵn có lương thực bền vững. Hệ thống này tập trung những người bản địa bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về sản xuất và phân phối lương thực, do khí hậu thay đổi và đường lương thực bị gián đoạn, tác động đến khả năng tiếp cận các nguồn thực phẩm truyền thống của người dân bản địa và góp phần làm tăng tỷ lệ mắc một số bệnh.

Vấn đề chủ quyền lương thực ở Việt Nam cịn được đề cập đến ở những khía cạnh khác như các vấn đề về quyền sử dụng đất đai, nhiều người dân phải chuyển đổi hoặc bán đất cho các doanh nghiệp hoặc phục vụ phát triển đô thị, khu công nghiệp. Nếu xét theo sáu trụ cột về CQLT do Nyeleni tai Mani đề xướng vào năm 2007 thì vấn đề CQLT khơng chỉ của Việt Nam mà các nước khác trên thế giới như Tunisia, Tanzania vẫn cần phải đánh giá và nghiên cứu thêm. Trong đó đặc biệt là vấn đề về quyền sử dụng đất đai, coi trọng kiến thức, kỹ năng bản địa và quyền bảo vệ hệ sinh thái mơi trường. Có nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu như chính phủ ưu tiên cho các hành động như củng cố các tổ chức nông dân, hỗ trợ khu vực nông trại quy mô nhỏ, công nhận kiến thức địa phương và bản địa và giá trị của việc tích hợp các quy trình khoa học chính thức và khơng chính thức, tăng đầu tư trong canh tác nông nghiệp, tạo ra các hiệp định thương mại công bằng và minh bạch hơn, và tăng cường sự tham gia của địa phương - đặc biệt là của phụ nữ, bản địa các dân tộc, các nhóm cộng đồng, các tổ chức của nơng dân và cơng nhân được thơng tin về chính sách và các q trình ra quyết định khác thì CQLT sẽ được đảm bảo, người dân tại địa phương đó sẽ phát triển bền

Theo kết quả phỏng vấn của các chuyên gia, chủ quyền lương thực của Việt Nam hiện nay đang được thực hiện tốt hơn. Những sản phẩm vùng miền được khẳng định qua OCOP (ví dụ: Gà Yên thế; cam Cao Phong,...) (#KI2,4). Bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại nhiều thách thức với chủ quyền lương thực như vấn đề chủ quyền về đất đai rất khó được tồn vẹn khi có sự cạnh tranh giữa phát triển nông nghiệp và công nghiệp (#KI2), quyền sử dụng đất, tiếp cận đất đai của người dân, mất rừng, vấn đề mất đất sản xuất của người dân cho công nghiệp, doanh nghiệp đang nổi lên; sự manh mún trong sản xuất (#KI4). Những vấn đề nêu trên phần nào cho thấy CQLT là một vấn đề khó giải quyết trong ngắn hạn cũng như cần phải kết hợp liên ngành trong quá trình ra quyết định các chính sách. Việc mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả nhằm mục tiêu phát triển kinh tế phần nào đã tác động ảnh hưởng lớn đến CQLT của người dân địa phương. Có nhiều nghiên cứu cho rằng thu hẹp diện tích rừng cho phát triển nông nghiệp và cơng nghiệp đưa đến sự mất an tồn lương thực (KI#5). Các khu vực có diện tích rừng giảm thì tỉ lệ rủi ro về ANLT tăng lên. Việc tăng diện tích cây lương thực đơi khi lại làm giảm an ninh lương thực của cộng đồng. Hiện nay Việt Nam đang xem xét mở rộng diện tích cây ăn quả đến năm 2050 thì diện tích rừng của Việt Nam sẽ mất đi khoảng 69%, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và an ninh lương thực của Việt Nam (KI #5). Thêm vào đó BĐKH và COVID-19 cũng tác động đến hệ thống lương thực, thực phẩm. (KI#1,2,3,4). Hiệc tại, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, lưu thơng hàng hóa, xuất khẩu bị hạn chế; trì trệ trong sản xuất, trong đó có sản xuất lương thực dẫn đến giá thành tăng cao; nhiều người không đủ lương thực thực phẩm sử dụng (KI #2,4).

Ngồi ra, một số vấn đề cịn tồn tại liên quan đến Chủ quyền lương thực ở Việt Nam đó là quyền được tiếp cận lương thực thực phẩm bổ dưỡng (thực phẩm sạch) nhưng chưa được đảm bảo ở một số vùng dân tộc thiểu số, miền núi do vậy suy dinh dưỡng cịn cao. Bên cạnh đó, quyền được tiếp cận thực phẩm an toàn đối với người tiêu dùng vẫn chưa được đảm bảo, mặc dù đã có Luật an tồn thực phẩm nhưng chưa được thực thi nghiêm túc.

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, khái niệm của thế giới về An ninh lương thực hiện nay rộng hơn, bao gồm cả An ninh dinh dưỡng cà các vấn đề về An tồn thực phẩm. Các chính sách NN và PTNT của Việt Nam cũng đang hướng đến. Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực Thế giới (WFS), dưới sự bảo trợ của Tổ chức Nơng lương Liên hợp quốc (FAO). Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện và đang xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia

về Khơng cịn nạn đói do Bộ NN và PTNT phụ trách văn phòng điều phối với sự tham gia của các bộ ngành và địa phương. Sáng kiến “Khơng cịn nạn đói” được Tổng Thư ký Liên hợp quốc đưa ra tại Hội nghị Phát triển bền vững Rio+20 ở Brazil vào tháng 6 năm 2012 nhằm “(i) đảm bảo rằng tất cả

mọi người đều có đủ lương thực, thực phẩm; (ii) khơng cịn trẻ em dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng, (iii) toàn bộ các hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững, (iv) tồn bộ nơng hộ nhỏ được tăng năng xuất và thu nhập, đặc biệt là phụ nữ và (v)không cịn tổn thất, lãng phí lương thực, thực phẩm”.

Như vậy khái niệm về an ninh lương thực trong giai đoạn hiện nay khá rộng không chỉ là đảm bảo đủ ăn là tiêu chí mà chúng ta đã đạt được mà còn liên quan đến cân đối dinh dưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt chú ý tới trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương. Vấn đề an ninh lương thực cần được nhìn nhận lại một cách tồn diện hơn trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập.

4. Thảo luận

Chủ quyền lương thực ở Việt Nam được lồng ghép trong nội hàm của An ninh lương thực. Chủ quyền lương thực trên thế giới đặt ra chủ yếu tập trung vào các vấn đề xã hội trong tiếp cận nguồn lợi đất đai (ví dụ như ở Tunisia, Brazil, nông dân nhỏ khơng có đất sản xuất để tự cung tự cấp, doanh nghiệp lớn chiếm hữu đất đai nhưng không sản xuất lương thực, vì vậy mặc dù rất nhiều đất nơng nghiệp nhưng vẫn phải đi nhập lương thực, trong điều kiện COVID-19 nhiều người nghèo chết đói). Ở Việt Nam, do đã có chính sách chia đất cho Nơng hộ từ năm 1988 nên vấn đề tiếp cận đất đai được giải quyết. Bênh cạnh đó nhà nước cung cấp dịch vụ khuyến nơng và thuỷ lợi tốt, nên mặc dù có ít đất nơng nghiệp trên đầu người vào loại ít nhất thế giới nhưng vẫn cơ bản đủ ăn. Tuy nhiên, an ninh lương thực luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu về chính sách của Việt Nam. Tuỳ theo tình hình của từng giai đoạn, chính sách về ANLT của Việt Nam có thay đổi và thích ứng. Trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19, với nhiều biến động phức tạp, Việt Nam cam kết đảm bảo ANLT của Việt Nam và duy trì vị thế nhà xuất khẩu lương thực, thực phẩm, đóng góp vào ANLT của thế giới với phương châm hệ thống LTTP minh bạch, có trách nhiệm và bền vững.

An ninh lương thực là vấn đề liên ngành cần sự phối hợp của nhiều bộ như Nông nghiệp, Y tế, Công thương, Tài nguyên môi trường. Các thách thức mới về an ninh lương thực đang đặt ra nhiều vấn đề nóng cho nước ta về đảm đủ an ninh lương thực địa phương và hộ gia đình ở một số vùng chịu tác động của

phẩm… Sự tham gia của các ngành nông nghiệp, y tế, thương mại cần được điều phối trong khuôn khổ của Chương trình hành động Khơng cịn nạn đói 2017-2025 do Bộ NN và PTNT chủ trì. Trong điều kiện BĐKH và hội nhập kinh tế quốc tế với sự thay đổi nhanh của xu hướng tiêu dùng, an ninh lương thực của Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức mới như an ninh về dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo cung ứng LTTP thích ứng với BĐKH và giảm thất thốt LTTP. Các ưu tiên của an ninh lương thực cần tập trung vào đảm bảo đủ lượng và dinh dưỡng cho các vùng bị tác động nặng bởi BĐKH, cũng như đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho trẻ em. Bên cạnh đó ưu tiên cải thiện cung ứng thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng trên tồn quốc thơng qua phát triển nông nghiệp thích ứng với BĐKH, hướng dinh dưỡng và các chuỗi giá trị thực phẩm an tồn, có tính cạnh tranh, đồng thời giảm thiểu thất thoát lương thực thực phẩm cũng là các ưu tiên của công tác đảm bảo an ninh lương thực trong giai đoạn hiện nay. Ngành nơng nghiệp cần rà sốt lại các chính sách đồng bộ liên quan đến An ninh lương thực và đầu tư nghiên cứu nơng nghiệp sinh thái, hướng dinh dưỡng để thích ứng tốt với các thay đổi lớn của BĐKH và xu hướng tiêu dùng.

Tài liệu tham khảo

[1] ADB, 2015. Chiến lược đối tác quốc gia: Việt Nam, 2012–201.

[2] Bộ NN và PTNT, 2021. Báo cáo kết quả các đối thoại về Hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam. Dự thảo Khuyến nghị chính sách.

[3] Chính phủ, 2021. Nghị quyết số 34/NQ-CP, ngày 25/3/2021 Về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030.

[4] Đào Thế Anh, 2011. An ninh lương thực và Suy dinh dưỡng ở cấp hộ gia đình, trình bày tại Hội thảo Hợp tác Nghiên cứu về An ninh lương thực và Chuỗi giá trị gạo, Cần Thơ, 13/6/2011.

[5] FAO, 2016. Tổng quan của FAO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về bất an ninh lương thực. Đầu tư cho thế hệ không cịn nạn đói.

[6] Partelow, S. (2018). A review of the social-ecological systems framework. Ecology and Society, 23(4).

[7] Nyéléni (2007) Global Forum for Food Sovereignty.

[8] Peña, K. (2016). Social Movements, the State, and the Making of Food Sovereignty in Ecuador. Latin American Perspectives, 43(1), 221–237.

[9] Vu Hoang Yen, Nguyen Hong Nhung và Tran Anh Dung (2017) “Overview of Vietnam’s food security policies”.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)