TradeMap là Trang dữ liệu thống kê thương mại cho phát triển kinh doanh quốc tế bao phủ 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 500 sản phẩm thuộc Công ước HS Công ước HS (viết tắt của the

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 167 - 172)

D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững

3 TradeMap là Trang dữ liệu thống kê thương mại cho phát triển kinh doanh quốc tế bao phủ 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 500 sản phẩm thuộc Công ước HS Công ước HS (viết tắt của the

quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 5300 sản phẩm thuộc Công ước HS. Công ước HS (viết tắt của the Harmonized system) với tên gọi đầy đủ là Harmonized Commodity description and coding system tức “Công ước Quốc tế về hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa" được Tổ chức Hải quan Thế giới

2016 2017 2018 2019 2020 Malaysia -776,6 -731,3 -788,5 -944,5 -1161,6 Malaysia -776,6 -731,3 -788,5 -944,5 -1161,6 Singapore -266,2 -255,9 -247,9 -246,9 -296,0 Philippines -450,3 -687,1 -1783,6 -2768,1 -2087,3 Campuchia 500,8 587,5 549,6 532,2 636,7 Myanmar 571,6 3347,8 1738,1 2325,5 1949,2

Nguồn: Tổng hợp từ TRADE MAP https://www.trademap.org/

Thương mại lúa mì

Lúa mì là thực phẩm quan trọng cho loài người, sản lượng đứng trong top 3 cùng với ngô và lúa gạo trong số các loài cây lương thực. Trong hình 2 và bảng 2, có thể thấy các nước ASEAN-7 đều nhập siêu

lúa mì. Trong số ASEAN 7, Việt Nam là nước xuất khẩu lúa mì nhiều nhất với 54,2 nghìn tấn (2020). Mặt khác, năm 2020 Philippines là nước nhập khẩu lúa mì nhiều nhất với 6138,7 nghìn tấn, đứng thứ hai là Việt Nam (3147,6 nghìn tấn) và thứ ba là Thái Lan (3096,8 nghìn tấn). Giai đoạn 2019 – 2020, các nước ASEAN-5 có xu hướng tăng sản lượng nhập khẩu, chỉ có Philippines và Campuchia là hai nước giảm sản lượng nhập khẩu lúa mì.

Hình 2. Hoạt động xuất nhập khẩu lúa mì của các nước ASEAN-7, 2016 - 2020

(đơn vị: nghìn tấn)

Bảng 2. Cán cân thương mại lúa mì của một số nước ASEAN-7, 2016 - 2020 (đơn vị: nghìn tấn) 2016 2017 2018 2019 2020 Việt Nam -4714,3 -4631,0 -5368,5 -2714,4 -3093,4 Thái Lan -4576,5 -2732,2 -2847,1 -3024,4 -3096,8 Malaysia -1439,6 -1337,3 -1460,7 -1385,5 -1390,2 Singapore -202,9 -201,4 -209,1 -201,8 -244,4 Philippines -4626,2 -5294,1 -6695,0 -6647,6 -6138,7 Campuchia -30,4 -29,0 -39,8 -20,7 -14,9 Myanmar -34,3 -74,5 -355,9 -436,1 -478,6

Nguồn: Tổng hợp từ TRADE MAP https://www.trademap.org/

Thương mại ngô

Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, đứng thứ ba sau lúa mì và lúa gạo. Dựa vào hình 3 và bảng 3, cũng giống như lúa mì, các

nước ASEAN-7 nhập siêu ngô và hầu hết các nước có xu hướng tăng lượng ngơ nhập khẩu. Trong đó, năm 2020, Việt Nam là nước nhập khẩu ngô nhiều nhất (12144,7 nghìn tấn), thứ hai là Malaysia (3838,6 nghìn tấn). Về xuất khẩu, Myanmar là nước xuất khẩu ngô nhiều nhất trong nhóm ASEAN-7 với 1299,8 nghìn tấn năm 2020 và Việt Nam đứng thứ hai với 634 nghìn tấn.

Hình 3. Hoạt động xuất nhập khẩu ngô của các nước ASEAN-7, 2016 - 2020

(đơn vị: nghìn tấn)

Bảng 3. Cán cân thương mại lúa mì của các nước ASEAN-7, 2016 - 2020 (đơn vị: nghìn tấn) 2016 2017 2018 2019 2020 Việt Nam -8403,0 -7675,6 -9486,2 -11152,7 -11501,7 Thái Lan 470,8 478,9 70,1 -655,6 -1565,8 Malaysia -3558,9 -3720,7 -3822,7 -3748,7 -3834,9 Singapore 33,5 -48,9 -37,1 -18,4 -6,8 Philippines -780,0 -455,3 -915,3 -422,2 -756,3 Campuchia -8,9 -9,8 -83,1 -162,7 -269,5 Myanmar 277,9 1590,9 259,3 934,7 1288,8

Nguồn: Tổng hợp từ TRADE MAP https://www.trademap.org/

Thương mại cà phê

Giai đoạn 2016 – 2018, chứng kiến Việt Nam giảm mạnh số lượng cà phê xuất khẩu. Cụ thể, năm 2016 Việt Nam xuất khẩu 1705,15 nghìn tấn đến năm 2018 chỉ cịn 874,11 nghìn tấn. Xu hướng này quay trở lại vào giai đoạn 2019 – 2020. Năm 2020, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 1241,23 nghìn tấn, giảm 180,64 nghìn tấn so với năm 2019. Ngoài ra, các nước như Malaysia, Singapore và Myanmar cũng có xu hướng giảm. So với năm 2019, sản lượng cà phê xuất khẩu của Malaysia giảm 1,32 nghìn tấn; Singapore giảm 0,87 nghìn tấn và Myanmar giảm 0.38 nghìn tấn. Về nhập khẩu, Malaysia, Philippines và Thái Lan là các nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất trong nhóm ASEAN-7. (xem thêm hình 4 và bảng 4).

Hình 4. Hoạt động xuất nhập khẩu cà phê của các nước ASEAN-7, 2016 - 2020

(đơn vị: nghìn tấn)

Bảng 4. Cán cân thương mại cà phê của các nước ASEAN-7, 2016 - 2020 (đơn vị: nghìn tấn) 2016 2017 2018 2019 2020 Việt Nam 1673,60 1424,68 846,13 1394,30 1213,26 Thái Lan -47,41 -57,51 -66,48 -49,78 -65,49 Malaysia 8,26 -83,57 -95,30 -97,22 -93,18 Singapore -8,47 -9,04 -9,70 -11,17 -7,47 Philippines -45,10 -23,49 -42,36 -36,83 -47,02 Campuchia -1,11 -0,94 -1,04 -0,74 -0,77 Myanmar -0,41 -0,72 -1,23 -0,53 -1,07

Nguồn: Tổng hợp từ TRADE MAP https://www.trademap.org/

Thương mại Cá và các sản phẩm từ cá

ASEAN là khu vực trong nhóm các khu vực trên thế giới có sản lượng cá xuất khẩu lớn. Đây cũng là thị trường sơi động có các hoạt động thương mại nội khối đối với các sản phẩm thủy sản, trong đó có các sản phẩm từ cá. Theo hình 6 và hình 7 cho thấy nhập khẩu cá và các sản phẩm từ cá có xu hướng giảm, trong đó số lượng nhập khẩu giảm mạnh ở các nước như Singapore, Philippines, Malaysia. Thái Lan là nước có sản lượng nhập khẩu sản phẩm từ cá lớn nhất trong số các quốc gia ASEAN-7.

Thương mại cá phi lê

Trong số các nước ASEAN-7, Việt Nam là nước có sản lượng xuất khẩu cá phi lê lớn nhất, đặc biệt là cá tra, cá basa. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 580,57 nghìn tấn, đứng thứ hai là Thái Lan với 49,83 nghìn tấn và thứ ba là Malaysia với 21,9 nghìn tấn. Trong giai đoạn 2016 – 2020, có thể thấy sự sụt giảm về số lượng cá phi lê xuất khẩu của Việt Nam. So với năm 2018, sản lượng cá phi lê xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 giảm 225,78 nghìn tấn và giảm 164 nghìn tấn so với năm 2019. (xem thêm hình 5)

Thương mại cá đơng lạnh nguyên con

Thái Lan là thị trường nhập khẩu cá đông lạnh nguyên con lớn nhất trong số các nước ASEAN. Giai đoạn 2016 – 2018, chứng kiến sự biến động trong sản lượng nhập khẩu cá đông lạnh nguyên con của Thái Lan, tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây xu hướng thay đổi theo hướng khả quan. Năm 2020, Thái Lan nhập 1211,5 nghìn tấn cá, tăng 87 nghìn tấn so với năm 2019. Về xuất khẩu, trong khi các nước ASEAN-6 đều có xu hướng tăng sản lượng cá đông lạnh xuất khẩu thì Việt Nam lại giảm mạnh. Sản lượng cá đông lạnh

xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 đạt 141,4 nghìn tấn (chiếm khoảng 54%) so với sản lượng năm 2019. (xem thêm hình 6).

Hình 5. Hoạt động xuất nhập khẩu cá phi lê của các nước ASEAN-7, 2016 - 2020

(đơn vị: nghìn tấn)

Nguồn: Tổng hợp từ TRADE MAP https://www.trademap.org/

Hình 6. Hoạt động xuất nhập khẩu cá đơng lạnh của các nước ASEAN-7, 2016 - 2020

(đơn vị: nghìn tấn)

Nguồn: Tổng hợp từ TRADE MAP https://www.trademap.org/

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 167 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)