D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
Product (OCOP) Program In Vietnam
LÊ TÙNG SƠN*
THẠCH THỊ HỒNG YẾN*
Tóm tắt: Chuyển đổi sinh thái-xã hội (social - ecological transformation) là
một thuật ngữ ngày càng phổ biến trong nghiên cứu về phát triển bền vững, liên quan đến việc đánh giá tác động, tái cấu trúc các chính sách có liên quan trong đó có nơng nghiệp. Nghiên cứu khái qt hóa việc tiếp cận và lý thuyết về chuyển đổi sinh thái-xã hội trong việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thúc đẩy Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP tại Việt Nam thông qua nhận diện nội dung của chính sách, những vấn đề đạt được và hạn chế. Từ đó đề xuất những hướng tiếp cận chuyển đổi sinh thái trong hồn thiện Chính sách.
Từ khố: Chuyển đổi sinh thái xã hội, Chương trình OCOP, Chính sách, phát
triển bền vững.
Abstract: Social - ecological transformation is an increasingly popular term in the study of sustainable development, which is related to impact assessment and restructuring of relevant policies, including in agriculture. This research generalizes the approaches and theories of social-ecological transformation in researching and improving policies to promote the One Commune One Product Program (OCOP Program in Vietnam) through identifying the content, the achievements and limitations of the policy, from which to propose approaches to ecological transformation in perfecting the policy.
Keyword: Social-ecological transformation, OCOP program, policy, sustainable development.
*
Dẫn nhập
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với kinh tế nông nghiệp giữ vai trị chính trong nền kinh tế, tuy vậy, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với đó là biến đổi khí hậu đã đặt ra nhiều thách thức trong đó phải kể đến như: nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường lũ lụt... Đây là hệ lụy của quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi mơ hình phát triển và các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu. Từ đó vấn đề đặt ra trong các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiện nay đó là khơng chỉ thúc đẩy việc tăng trưởng phát triển kinh tế, mà đi liền với đó là tính đến tác động của mơi trường. Nghiên cứu và tiếp cận chuyển đổi sinh thái nhấn mạnh đến 03 trụ cột cơ bản thuộc 3 lĩnh vực: kinh tế - xã hội - sinh thái. Q trình này cần có sự tham gia của các bên liên quan như: người dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà khoa học, doanh nghiệp… hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển kinh tế nông nghiệp được xem là hoạt động kinh tế tác động đến môi trường, tài nguyên, hệ sinh thái cùng nhiều yếu tố như đất, nước, khơng khí, các loại động thực vật… cũng như chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, ơ nhiễm và gần đây nhất là tác động của đại dịch COVID-19, từ đó đặt ra những yêu cầu đối với các chính sách thúc đẩy phát triển nơng nghiệp.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) - một trong những chương trình thúc đẩy hoạt động nông nghiệp phát triển được Thủ tướng Chính phủ triển khai từ năm 20181. Trọng tâm của Chương trình là phát triển sản phẩm nơng nghiệp, phi nơng nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể; góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị cho nền kinh tế. Trong Chương trình này, Nhà nước đóng vai trị kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ từ đó khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế phát triển sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh. Sau 03 năm triển khai, Chương trình OCOP là một trong những động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương hướng đến chuyên mơn hóa cũng như nâng tầm cho giá trị của
1
Theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 trên phạm vi cả nước.
nông sản. Nhiều sản phẩm OCOP đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường mang lại nhiều doanh thu cho chủ thể sản xuất, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn2.
Tuy vậy, sau 03 năm triển khai, nhiều khó khăn, hạn chế được bộc lộ, trong đó phải kể đến: tính bên vững trong hoạt động của các chương trình; chưa tập trung đến giải pháp về chuẩn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực thực sự của chủ thể với các yếu tố như: quản trị, tổ chức sản xuất và thị trường; hoạt động phát triển chuỗi giá trị gắn với vùng nguyên liệu địa phương của các sản phẩm OCOP còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương quan tâm triển khai nhưng còn nhiều manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ. Vấn đề đặt ra đối với chính