D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
6. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
6.1. Tích hợp bảo hộ chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu chứng nhận đối với sản phẩm nông nghiệp sản phẩm nơng nghiệp
Như đã phân tích, sản phẩm nơng nghiệp mang chỉ dẫn địa lý khó có thể xuất khẩu vào thị trường các quốc gia không bảo hộ chỉ dẫn địa lý như Australia, Brunei, Canada, New Zeland, Hoa Kỳ...
Giải pháp cho vấn đề này là tích hợp bảo hộ chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu chứng nhận đối với sản phẩm nông nghiệp, như trường hợp Thanh Long (Bình Thuận). Ngày 15.11.2006 Cục SHTT cấp Giấy Chứng nhận đăng ký
chỉ dẫn địa lý số 00006 bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long.
Sau khi bảo hộ chỉ dẫn địa lý Bình Thuận cho quả thanh long, đã có những sự kiện sau diễn ra:
- Ngày 09.07.2009 nộp đơn yêu cầu Cục SHTT Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu: “Bình Thuận,” “DRAGON FRUIT” và hình quả thanh long;
- Ngày 14.12.2009 nộp đơn đề nghị Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Bình Thuận,” “DRAGON FRUIT” và hình quả thanh long;
- Ngày 12.01.2011 Cục SHTT Việt Nam cấp Đăng bạ Quốc gia Nhãn hiệu hàng hóa số 156.844 bảo hộ nhãn hiệu: “Bình Thuận,” “DRAGON FRUIT” và hình quả thanh long;
- Ngày 29.11.2011, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp văn bằng số 77-892.361 bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận “Bình Thuận,” “DRAGON FRUIT” và hình quả thanh long.
Như vậy, thanh long Bình Thuận mang nhãn hiệu chứng nhận dễ dàng được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và các quốc gia khác không bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
6.2. Chỉ cấp phép sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu đối với sản phẩm nơng nghiệp vì mục đích chung của cộng đồng phẩm nơng nghiệp vì mục đích chung của cộng đồng
Điều 87.3 Luật SHTT quy định: đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Như vậy Luật SHTT cho
phép các doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu mang tên địa danh đối với sản phẩm nông nghiệp. Như đã phân tích trường hợp cam Canh và bưởi Diễn của Hà Nội, Lý Sơn và Sa Huỳnh của Quảng Ngãi, Kim Sơn của Ninh Bình đã được các doanh nghiệp sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu, bởi vậy quyền và lợi ích hợp pháp cộng đồng dân cư địa phương bị ảnh hưởng.
Bởi vậy, nên sửa đổi điều 87.3 Luật SHTT theo hướng đối với địa danh,
dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cho phép sử dụng vì lợi ích của cộng đồng địa phương.
7. Kết luận
Bài viết đã khảo sát các quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu đối với sản phẩm nông nghiệp mang tên địa danh, phân tích những bất cập trong việc thực thi chính sách bảo hộ sản
Bài viết cũng đề xuất hai giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách bảo hộ quyền SHTT đối với sản phẩm nông nghiệp mang tên địa danh.
Trong khuôn khổ có hạn, bài viết chưa thể phân tích lộ trình thực hiện giải pháp đã đề xuất.
Tài liệu tham khảo
[1] Addor, F., Grazioli, A. (2002), Geographical indication beyond wines and spirits : a roadmap for a better protection for geographical indication, The Journal of World Intellectual Property, 5 (6), pp.865-897.
[2] Banerji, M. (2012), Geographical indications: which way should ASEAN go? Boston College Intellectual Property & Technology Forum, pp 1-11.
[3] Barichello, R., Patunru, A. (2009), Agriculture in Indonesia: lagging performance and difficult choices. Choices, 24 (2), 2nd Quarter, pp.37-41.
[4] Trần Văn Hải (2014), Về bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 12 (672)/2014, trang 23-27.
[5] International Trade Centre, The World Trade Organization and the United Nations (2009), Guide to Geographical Indications: Linking products and their origins. ISBN 92-9137-365-6 United Nations Sales No. E.09.III.T.2. pp. 126.
[6] Sở KH&CN Hải Phòng (2019), Thực trạng hiệu quả hỗ trợ xác lập quyền đối với nhãn hiệu thể và nhãn hiệu chứng nhận cho các đặc sản, làng nghề thành phố Hải Phòng (Kết quả điều tra thực trạng hiệu quả hỗ trợ xác lập quyền đối với nhãn hiệu thể và nhãn hiệu chứng nhận cho các đặc sản, làng nghề thành phố Hải Phòng sau cấp văn bằng bảo hộ).
[7] Tianprasit, T.(2016), The Protection of geographical indications in ASEAN community, NIDA Development Journal, Vol. 56 No. 4/2016, pp.1-17.
[8] Tổng cục Thống kê (2021), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2021.