D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
4. Thực trạng thực thi chính sách bảo hộ sản phẩm nông nghiệp mang tên địa danh
mang tên địa danh
Trong mục này, xin khảo sát thực trạng khai thác nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Bài viết sử dụng kết quả điều tra của Sở KH&CN Hải Phòng (2019) về thực trạng hiệu quả hỗ trợ xác lập quyền đối với nhãn hiệu thể và nhãn hiệu chứng nhận cho các đặc sản, làng nghề thành phố Hải Phòng.
4.1. Kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát 66 sản phẩm đặc sản, làng nghề bao gồm: 62 nhãn hiệu tập thể, 04 nhãn hiệu chứng nhận. Nhận thấy:
- Nhóm sản phẩm nơng nghiệp đặc sản có 39 = 83,0% trong tổng số nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Nhóm nghề khác chiếm 17,0% (Nuôi trồng thủy sản, Trồng hoa cây cảnh, dịch vụ du lịch ăn uống du thuyền,…) (tương ứng 8 nhãn hiệu). Có thể thấy nhóm nhãn hiệu nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số nhãn hiệu, là nhóm nhãn hiệu có chi phí đầu tư thấp nhưng lại giải quyết được số lượng lớn lao động lớn tại địa phương đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên tham gia.
- Số lượng chủ sở hữu là các hội chiếm số lượng lớn bao gồm: tổ chức hội nông dân các cấp (63,8%), tiếp đến hiệp hội (6,4%), hội phụ nữ (4,2%), chủ sở hữu là hợp tác xã chiếm (21,4%), cơ quan quản lý nhà nước chiếm (4,2 %).
- Sự hiểu biết của các thành viên về văn bằng bảo hộ: kết quả điều tra, có tới 26,67% thành viên tham gia nhãn hiệu tập thể chưa biết về việc được cấp văn bằng bảo hộ và có 73,33% thành viên, chủ sở hữu có biết về văn bằng bảo hộ, tuy nhiên mức độ hiểu biết còn sơ sài, chưa đầy đủ. Có 3 nguồn cung cấp thơng tin chính mà các chủ sở hữu và thành viên tham gia hiểu biết về nhãn hiệu là nguồn từ sách, báo, tạp chí (39,13%); nguồn được đào tạo (36,23%); nguồn internet (13,04%); các nguồn khác (11,59%).
- Trong tổng số nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể:
+ 02 nhãn hiệu không hoạt động: nhãn hiệu tập thể hồng hoa – chủ sở hữu Hội nông dân huyện Cát Hải và nhãn hiệu tập thể đặc sản tu hài – chủ sở hữu Hội nông dân thị trấn Cát Bà không cịn duy trì hoạt động. Ngày 29/12/2017 UBND huyện Cát Hải lại ra thông báo số 2802/TB-UBND và ngày 17/01/2018 có hai thơng báo số 14, 15/TB-UBND về việc “Di chuyển
Đồng thời, UBND huyện Cát Hải cấm các tổ chức cá nhân nuôi trồng hải sản là con nhuyễn thể (ngao, sò, hầu, tu hài,...) trên vùng biển Lan Hạ thuộc huyện đảo Cát Hải thành phố Hải Phịng. Đây là ngun nhân chính khiến Tu hài do chủ sở hữu Hội nông dân thị trấn Cát Bà không tồn tại và phát triển.
+ 02 nhãn hiệu tập thể (Rượu gạo Tú Sơn, Trồng cây cảnh Mông Thượng) chủ sở hữu không tồn tại (bị giải thể).
+ 04 nhãn hiệu tập thể (Trồng hoa, cây cảnh Kiều Trung; Trồng hoa, cây cảnh Minh Khai; Mây tre đan Tiên Cầm; Làng nghề nuôi trồng thủy sản Lập Lễ) đề xuất đổi chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể.
+ Thậm chí nhãn hiệu tập thể “Cây dược liệu Hồng Hoa Cát Bà” do Hội nông dân huyện Cát Hải là chủ sở hữu khơng cịn sản xuất do khơng có thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Về quy mô sản xuất của các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể thể hiện qua bảng:
TT Nội dung Tăng Giảm Không thay đổi
1 Diện tích sản xuất 21 15 11
2 Số thành viên tham gia 9 11 27
3 Sản lượng 33 12 2
4 Tổng doanh thu 31 14 2
- Có mang lại hiệu quả kinh tế là các sản phẩm mang nhãn hiệu: hoa cây cảnh Kiều Trung; hoa cây cảnh Đồng Dụ; Cá thu một nắng Đồ Sơn; táo Bàng La; bánh đa gạo Lạng Côn; trồng và chế biến cau Cao Nhân; đúc cơ khí Mỹ Đồng; rượu nếp cái hoa vàng Đại Thắng; trứng vịt Chấn Hưng; Gạo nếp cái hoa vàng Đại Thắng; Cá thu một nắng Cát Bà; mực một nắng Cát Bà; nước mắm Cát Hải.
- Giảm mạnh về quy mô, diện tích sản xuất: khoai sọ Mùn Ốc; Bưởi Lâm Động; Nấm ăn nấm dược liệu; dưa chuột Kỳ Sơn; Ngao Phù Long, nguyên nhân chính do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp (nấm), nguồn nguyên liệu cung cấp cho sản xuất khơng cịn (chiếu), giống bị thối hóa nhiễm sâu bệnh hại năng suất thấp (bưởi, dưa chuột), do thiên tai (khoai sọ).
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm: 13 nhãn hiệu có thị trường tiêu thụ ổn định và có khả năng mở rộng thị trường (1. bánh đa Kim Giao; 2. Cá thu một nắng Đồ Sơn; 3. táo Bàng La; 4. bánh đa Lạng Côn Gạo; 5. trồng và chế biến cau Cao Nhân; 6. chuối Liên Khê; 7. Gà Trân Châu; 8. dê núi Cát
Bà; 9. Cua Phù Long; 10. Cá thu một nắng Cát Bà; 11. mực một nắng Cát Bà; 12. nước mắm Cát Hải; 13. Đúc cơ khí Mỹ Đồng). Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ các nhãn hiệu đã được người tiêu dùng tại Hải Phòng cũng như người tiêu dùng các tỉnh lân cận biết đến như Hà Nôi, Quảng Ninh, Thái Bình,... Một số nhãn hiệu còn mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài: nước mắm Cát Hải, đúc cơ khí Mỹ Đồng (tiêu thụ theo con đường chính ngạch); bánh đa Kinh Giao, cau Cao Nhân (tiêu thụ theo đường tiểu ngạch – thị trường chủ yếu Trung Quốc).
- Công tác vận hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chỉ quy định chung về quy trình sử dụng nhãn hiệu, khơng u cầu quy định cụ thể về các biểu mẫu, quy trình, quy chuẩn chất lượng sản phẩm, kiểm tra nhãn hiệu,... Chính vì vậy, thực tế kiểm tra xem xét các hồ sơ về nhãn hiệu tại các cơ sở hầu hết tất cả các nhãn hiệu chưa xây dựng và ban hành các biểu mẫu công việc, quy định, quy chế, gây khó khăn cho công tác quản lý nhãn hiệu tại các đơn vị (trừ nhãn hiệu chứng nhận Nước mắm Cát Hải và Nếp cái hoa vàng Đại Thắng có đầy đủ hồ sơ).
Chỉ có 4 nhãn hiệu có sử dụng tem nhãn hiệu (nước mắm Cát Hải, táo Bàng La, Rượu nếp cái hoa vàng, Gạo nếp cái hoa vàng). Mặc dù có sử dụng tem nhãn và có xây dựng và ban hành các quy chế quản lý tem nhãn hiệu tuy nhiên các nhãn hiệu cũng chưa thực sự vận hành đúng các quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm (trừ mắm Cát Hải).
Đối với nhãn hiệu còn lại, việc quản lý và sử dụng nhãn hiệu của các chủ sở hữu còn lúng túng do các văn bản, quy định chưa đầy đủ, thực thi cũng chưa tốt. Việc các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và định kỳ kiểm tra đối với các chủ thể được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cũng chưa được triển khai thực hiện.
Trong tổng số nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, có 3 nhãn hiệu: táo Bàng La, Trứng vịt Chấn Hưng, Gạo nếp cái hoa vàng Đại Thắng sử dụng tem truy xuất nguồn gốc theo chương trình hỗ trợ “Truy xuất nguồn gốc” của ngành nơng nghiệp.
- Có 51,1% nhãn hiệu không đầu tư công nghệ mới sản xuất ra sản phẩm, chỉ có 31,1% cơ sở có đầu tư cơng nghệ sản xuất mới, 63,8% cơ sở vẫn sử dụng thiết bị cũ. Cơ sở sử dụng thiết bị, cơng nghệ ở mức trung bình chiếm 20,0%.
Nhãn hiệu vừa đầu tư thiết bị vừa đầu tư công nghệ mới (1. Bánh đa Kim Giao; 2. Rượu nếp cái hoa vàng Đại Thắng; 3. Đúc cơ khí Mỹ Đồng; 4.
- Đề xuất nhu cầu của địa phương, chủ sở hữu và các thành viên. Xuất phát từ thực trạng sản xuất các sản phẩm hiện nay cũng như căn cứ vào định hướng phát triển sản phẩm trong thời gian tới, chính quyền địa phương, chủ sở hữu cũng như các thành viên đề xuất thành phố có chính sách hỗ trợ: Hỗ trợ về nguồn vốn vay ưu đãi 18 nhãn hiệu (40%), hỗ trợ khoa học và công nghệ 10 nhãn hiệu (22,2%); hỗ trợ tuyên truyền quảng bá 38 nhãn hiệu (84,4%); liên hết sản xuất sản phẩm 38 nhãn hiệu (84,4%).
4.2. Nhận xét kết quả khảo sát
Địa bàn khảo sát là thành phố cảng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Các nhà nghiên cứu cho rằng Hải Phịng có thế mạnh về kinh tế, văn hóa – xã hội, nhưng tại sao các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể của Hải Phịng lại khó phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế khơng cao, thậm chí có nhãn hiệu lại khơng cịn tồn tại sau khi được cấp văn bằng bảo hộ?
Như đã biết Hải Phòng đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố cịn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống...
Có thể chứng minh nhận định này qua trường hợp Nhãn hiệu chứng nhận: “Catba Archipelago Biosphere Reserve Haiphong – Vietnam”
Nhãn hiệu này do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng là chủ sở hữu, bảo hộ cho nhóm hàng hóa số 29: Nước mắm, 30: Mật ong và các nhóm 39: Dịch vụ tàu, thuyền du lịch, 41: Khu du lịch vui chơi giải trí, 43: Cơ sở lưu trú, khách sạn; nhà nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống trên địa bàn quần đảo Cát Bà. Xin lưu ý Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng là cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch, trong khi đó nước mắm và mật ong là hàng hóa. Cần nhận thấy rằng Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) đã phân loại rõ ràng 34 nhóm hàng hóa (goods) và 11 nhóm dịch vụ (service)
Qua khảo sát ở trên cho thấy nhãn hiệu tập thể nước mắm Cát Hải do Hội nông dân huyện Cát Hải là chủ sở hữu đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
Trong khi đó “Nước mắm Cát Bà” thuộc nhóm 29 là nhãn hiệu chứng nhận do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng là chủ sở hữu lại ít được biết đến, mặc dù chủ sở hữu có lợi thế rất lớn về dịch vụ tàu, thuyền
du lịch, khu du lịch vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú, khách sạn; nhà nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống... trên địa bàn quần đảo Cát Bà. Trong thực tế nhãn hiệu thông thường “Nước mắm Cát Bà” do Cơng ty TNHH Nguyễn Hồng là chủ sở hữu lại được thị trường biết đến.
Trong khn khổ có hạn, bài viết chưa thể phân tích sâu về các nguyên nhân dẫn đến việc khai thác chưa hiệu quả đặc sản nông nghiệp địa phương thể hiện qua nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể tại Hải Phòng.