Thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và cơ hội cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 110 - 114)

D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững

3. Kết quả và thảo luận

3.5. Thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và cơ hội cho Việt Nam

cho Việt Nam

Nền nơng nghiệp hữu cơ có sự đa dạng giữa các quốc gia, vùng và khu vực trên toàn thế giới, kết quả này đã biểu hiện sự bền vững của sản xuất hữu cơ và xu hướng cho tương lai. Mỹ được xem là có nền nơng nghiệp hữu cơ lâu đời, áp dụng chính sách sản xuất hữu cơ từ rất sớm. Do đó nền nơng nghiệp hữu cơ tương đối phát triển bền vững và có nhiều hứa hẹn mang lại nhiều giá trị trong tương lai. Năm 2018, giá trị thị trường hữu cơ vượt mốc 50 tỷ, tăng hơn 6% so với năm trước đó (Organic Trade Association, 2019). Sản phẩm hữu cơ ngày càng phổ biến tại thị trường ở Mỹ, có khoảng 6% là thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ được bài bán tại các hệ thống tiện lợi. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm hữu cơ từ các cửa hàng tạp hoá, hệ thống siêu thị và các trang mạng điện tử. Ngoài tiêu thụ nội địa, sản phẩm hữu cơ cũng được Mỹ xuất khẩu qua các nước ở khu vực châu Á, châu Âu, châu Mỹ Latin, Trung Đông và Bắc Mỹ với ước lượng hơn 34 triệu USD năm 2019. Sản phẩm được chú trọng xuất khẩu bao gồm các loại hạt ngũ cốc, thức ăn cho trẻ em.

Ứng dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng được thực hiện nhằm đẩy mạnh việc tiếp cận sản phẩm từ nền nông nghiệp hữu cơ đến tay người tiêu dùng. Năm 2019, Hiệp hội Thương mại Mỹ đã công bố danh sách của 950 công ty sản xuất hữu cơ trên trang internet. Nguồn thông tin này được đánh giá là rất có giá trị khơng chỉ thị trường trong nước mà có phục vụ cho xuất khẩu. Ngăn cản sự gian lận trong việc sản xuất hữu cơ cũng là những hướng đi chính trong chính sách phát triển nền nông nghiệp hữu cơ tại Mỹ. Hiệp hội đã thơng báo chương trình giải pháp chống gian lận trong sản xuất hữu cơ, một chương trình mang tính đột phát, tiên phong trong lĩnh vực sản xuất hữu cơ khi nhà sản xuất có thể tự nguyện tham gia chương trình nhằm giảm thiểu hoặc ngăn chặn sự gian lận trong sản xuất hữu cơ tại Mỹ và quốc tế. Chương trình này nhằm cung cấp kiến thức, cải thiện hiểu biết của nhà sản xuất, khơng phải là một chương trình cung cấp giấy chứng nhận. Ngoài ra, một dự án mới đầy tham vọng hơn trong tương lai nhằm tăng giá trị và cơ hội cho sản phẩm hữu cơ ra thị trường, Hiệp hội thương mại hữu cơ đã hợp tác với Trung tâm Hữu cơ cùng nhiều nhà sản xuất nổi tiếng, các nhà lãnh đạo nhằm tập trung vào 4 vấn đề trọng điểm: (1) Khởi động chiến dịch quốc gia nhằm giảm bớt sự nhầm lẫn của người tiêu dùng về sản phẩm hữu cơ; (2) Tiếp nhận những thông tin mà người tiêu dùng cung cấp và cải thiện những điều đó để tác động đến thói quen tiêu dùng; (3) Kết nối các chuyên

gia kỹ thuật và nông dân sản xuất hữu cơ thơng qua các chương trình đào tạo; (4) Nghiên cứu giải pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ đảm bảo đến sức khoẻ đất và thích ứng với biến đổi khí hậu (Haumann, 2020).

Đối với Châu Âu, sự phát triển của nền nông nghiệp hữu cơ được thể hiện rõ qua bức tranh lớn của tồn châu lục. Quy mơ sản xuất hữu cơ và thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ tại các nước thuộc cộng đồng chung Châu Âu tiếp tục tăng. Năm 2018, giá trị của thị trường hữu cơ mang lại hơn 40 tỷ Euro cho các nước trong cộng đồng (Willer et al., 2020).

Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ và và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Trong thời gian qua, sản xuất nơng nghiệp hữu cơ đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (năm 2016), diện tích canh tác hữu cơ là 53,4 nghìn ha, đến năm 2019 là 240 nghìn ha, tăng 349,43%, xếp thứ 32 thế giới về diện tích đất hữu cơ. Cả nước có trên 200 hợp tác xã, 97 doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong đó có 60 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, thu hút khoảng 25.000 lao động tại 46 tỉnh, thành phố. Kim ngạch xuất khẩu nông sản hữu cơ hàng năm vào khoảng 335 triệu USD/năm, xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới. trong đó có những thị trường khó tính như: Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc... Ngồi ra, có 17.168 nông dân tự sản xuất theo hướng hữu cơ. Hiện có 40 tỉnh, thành có trồng trọt hữu cơ với các cây trồng chủ yếu cây ăn quả, rau, chè..., 15 tỉnh có chăn ni heo hữu với quy mơ 75 ngàn con, 9 tỉnh có chăn ni gà hữu cơ với quy mơ trên 500 nghìn con, 4 tỉnh có chăn ni bị hữu cơ với khoảng gần 5.000 con (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2016).

Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam có thị trường tiêu thụ nơng sản hữu cơ đầy tiềm năng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Mai và Nguyễn Thanh Phong (2020) đã thực hiện nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng ở quận Long Biên, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm hữu cơ, sự quan tâm về sức khỏe, chuẩn mực chủ quan và sự cảm nhận về giá cả thực phẩm hữu cơ thì yếu tố nhận thức về giá cả thực phẩm hữu cơ có tác động ngược chiều và các yếu tố cịn lại có tác động cùng chiều đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp thúc đẩy tiêu dùng hữu cơ của người tiêu dùng như: (1) cơ quan quản lý và nhà tiêu thụ thực phẩm hữu cơ nên có biện pháp hỗ trợ liên kết người sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí vận

phần hạ giá bán của sản phẩm nhằm kích thích người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm hữu cơ nhiều hơn.

Hình 1. Các yếu tố tác động và ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng

Nguồn: Nguyễn Ngọc Mai và Nguyễn Thanh Phong (2020) Ghi chú: TPHC: thực phẩm hữu cơ

Tại thị trường thực phẩm hữu cơ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Thảo Nguyên và Lê Thị Trang (2020) thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng với việc phỏng vấn trực tiếp từ 312 người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy ý thức an toàn thực phẩm và sức khỏe có ảnh hưởng mạnh đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Các yếu tố cịn lại cũng được chứng minh có ảnh hưởng ít đến ý định mua thực phẩm hữu cơ như ý thức về môi trường, chất lượng và giá cả.

Bảng 1. Các yếu tố tác động đến hành vi người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ

Hệ số chưa chuẩn hóa Mơ hình Bêta Std. Error Hệ số chuẩn hóa Giá trị T Sig. Hằng số -0,024 0,257 -0,094 0,925 An toàn thực phẩm 0,462 0,052 0,405 8,836 0,000 Ý thức về sức khỏe 0,242 0,048 0,223 5,043 0,000

Hệ số chưa chuẩn hóa Mơ hình Bêta Std. Error Hệ số chuẩn hóa Giá trị T Sig. Ý thức về môi trường 0,198 0,048 0,188 4,135 0,000 Chất lượng 0,114 0,053 0,098 2,168 0,031 Giá cả -0,073 0,030 -0,105 -2,431 0,016

Nguồn: Nguyễn Thảo Nguyên và Lê Thị Trang (2020)

Nguyễn Trung Tiến và ctv (2020) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ (thịt, cá, trứng, sữa, rau) của tại Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 4 yếu tố tác động tích cực đến ý định mua thực phẩm hữu cơ là ý thức về sức khỏe, quan tâm an toàn

thực phẩm, chất lượng sản phẩm, chuẩn mực xã hội và 1 yếu tố tác động

tiêu cực là giá cả sản phẩm. Yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định mua là Quan tâm an toàn thực phẩm, nếu yếu tố này tăng 1 đơn vị thì ý định mua thực phẩm hữu cơ sẽ tăng 0,439 đơn vị. Ngược lại, yếu tố Giá cả sản phẩm tác động ngược chiều đến ý định mua của người tiêu dùng, nếu Giá cả sản phẩm tăng 1 đơn vị thì ý định mua sẽ giảm 0,391 đơn vị. Kết quả cho thấy giá bán thực phẩm hữu cơ cũng là một thách thức lớn khi xâm nhập vào thị trường. Để đẩy mạnh tiêu dùng thực phẩm hữu cơ tại thị trường Thành phố Cần Thơ, nghiên cứu cũng đã đề xuất doanh nghiệp cần tăng cường giới thiệu mức độ an tồn của sản phẩm (ni trồng hồn tồn tự nhiên, khơng hóa chất, khơng thuốc tăng trưởng, khơng phân hóa học…) và lợi ích đối với sức khỏe (cung cấp nhiều vitamin, dưỡng chất, dinh dưỡng, giúp đảm bảo sức khỏe tối ưu), tiếp tục cải thiện chất lượng sản phẩm, và cải thiện các yếu tố sản xuất để duy trì mức giá phù hợp đối với sản phẩm.

Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Đình Lệ Thu và ctv (2020) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại Thành phố Long Xuyên. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố như thái đô, niềm tin của người tiêu dùng, thông tin minh bạch, kiến thức

về thực phẩm hữu cơ và chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định mua thực

phẩm hữu cơ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy thái độ và niềm tin của người tiêu dùng có mối quan hệ cùng chiều với ý định mua thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra, yếu tố về niềm tin của người tiêu dùng đóng vai trị tiền đề của

kiến thức về thực phẩm hữu cơ ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên. Một số giải pháp quan trọng cũng đã được gợi ý như: (1) Các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm hữu cơ cần ghi những thông tin trên nhãn hữu cơ rõ ràng, đầy đủ và đáng tin để giúp người tiêu dùng có niềm tin đối với thị trường thực phẩm hữu cơ, (2) có các chương trình quảng bá, cung cấp thơng tin chính xác và đáng tin cậy về sản phẩm này thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và Internet, (3) xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiệu quả từ các doanh nghiệp về các sản phẩm hữu cơ để giúp người tiêu dùng thuận tiện tiếp tục với các sản phẩm này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)