D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
and its policy implications for the socio-ecological transformation of agriculture
3.1. Bối cảnh chuyển đổ
Kết quả phỏng vấn chuyên gia tại vùng nghiên cứu cho thấy trước 1986 đây là vùng đất còn hoang sơ, người dân canh tác lúa mùa truyền thống vào mùa mưa (gieo lúa mùng 5 tháng 5 âm lịch và thu hoạch tháng chạp). Khi thu hoạch lúa xong cũng là lúc nước mặn thâm nhập, nông dân lấy nước mặn vào ruộng trong những tháng mùa khô. Nguồn nước này rất dồi dào các giống thủy sản tự nhiên (tôm thẻ, tép bạc, cá kèo, cá đối, cá chẻm…). Chúng được nuôi trong ruộng và thu hoạch tự nhiên theo con nước triều mỗi tháng hai lần vào ngày rằm và ba mươi (âm lịch). Cứ như thế đến khi mùa mưa đến thì chuẩn bị cho vụ lúa. Đây gọi là mơ hình lúa-tơm truyền thống, khơng thả con giống, không cho ăn, lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.Đến thời kỳ đổi mới, nhất là sau thập niên 1990, các tỉnh ven biển ĐBSCL được nhà nước đầu tư nhiều cơng trình thủy lợi lớn để ngăn mặn, sản xuất lúa phục vụ an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu. Hệ thống thủy lợi Quản Lộ Phụng Hiệp ở vùng Bán Đảo Cà Mau là một trường hợp điển hình. Nhờ đó, diện tích lúa hai vụ và ba vụ liên tục tăng. Tuy nhiên, vào các năm hạn thì nước ngọt khơng đủ cung cấp, mặn xâm nhập vào nên rủi ro sản xuất lúa rất lớn. Hơn nữa, phong trào nuôi tôm sú mang lại hiệu quả cao ở các vùng nước lợ vào giai đoạn giữa thập kỷ 1990 đã thúc đẩy nông dân chuyển đổi sang nuôi tôm sú, kể cả trong vùng ngọt hóa, dẫn đến mâu thuẫn sử dụng nước giữa người trồng lúa và người nuôi tôm. Khi một số hộ ni tơm hiệu quả thì các hộ xung quanh làm theo, nhiều nơi trở thành “da beo” (ni
tơm sú trong vùng ngọt hóa). Những năm gần đây, nước thượng nguồn sông Mê Công đổ về có xu hướng ít dần, cùng với nước biển dâng lấn sâu vào nội đồng, hạn thường xuyên xuất hiện hơn nên rủi ro sản xuất lúa ngày càng lớn, nhất là những vùng xa nguồn nước sơng Mê Cơng. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương cho phép người dân chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang mơ hình tơm-lúa kết hợp như hiện nay.
Hình 1. Thời điểm áp dụng mơ hình lúa-tơm kết hợp
11 9 9 25 9 0 5 10 15 20 25 30 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 số h ộ
(Số liệu phỏng vấn thực tế 80 hộ ở vùng nghiên cứu)
Kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy thời điểm người dân chuyển đổi sang mơ hình LTKH rơi vào các năm hạn mặn ở ĐBSCL như năm 1998, 2001, và đặc biệt là giai đoạn 2015-2016. Trong tổng số 80 hộ khảo sát thì có đến 34 hộ (tương đương 43%) chuyển từ lúa độc canh sang lúa-tơm kết hợp vào năm 2015 và 2016 (Hình 1), đây được xem là năm hạn mặn lịch sử ĐBSCL (Binh et al., 2021). Như vậy, mơ hình LTKH thật ra đã tồn tại ở ĐBSCL như là mơ hình truyền thống dựa vào sinh thái tự nhiên của người dân nơi đây rất lâu trước khi thâm canh lúa. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn, cùng với hiệu quả kinh tế của thủy sản, hệ thống lúa-tôm với mức độ đầu tư cao hơn ra đời những năm gần đây.