D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững
3. Kết quả và thảo luận
3.3. Một số mơ hình sản nông nghiệp hữu cơ trên thế giớ
Quá trình hình thành và bối cảnh phát triển nền nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
Thuật ngữ nông nghiệp hữu cơ xuất hiện vào đầu thế kỉ 20 khi con người đối mặt với vấn đề xói mịn và thối hố đất, ít sự đa dạng về mặt giống cây trồng và không đủ chất lượng của thực phẩm nông nghiệp (Kuepper, 2010). Northbourne Lord (Walter James; 1896-1982) được coi là cha đẻ của thuật ngữ về một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường được mô tả trong sách “Look to the land” tạm dịch “Nhìn vào trong đất” vào những năm 40 của thế kỷ 20 (Northbourne, 1940). Những ý tưởng căn bản của Northbourne Lord đã làm tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng của nền nơng nghiệp hữu cơ trên tồn thế giới trong giai đoạn gần đây.
Tuy nông nghiệp hữu cơ được phát triển rất sớm trên thế giới, nhưng mãi đến những năm 80 của thế kỷ 20, những tiêu chuẩn đầu tiên cho việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ mới được thống nhất tại Mỹ (USDA, 1980),
Theo thống kê của tổ chức IFOAM-Organics International and FiBL, chỉ có 68 quốc gia đã hoàn thành các tiêu chuẩn cho việc sản xuất hữu cơ vào năm 2019, 18 quốc gia đang trong giai đoạn hoàn thiện và 17 quốc gia đang lên bản thảo (Willer et al., 2020). Việc hoàn thiện tiêu chuẩn cho việc sản xuất hữu cơ là một q trình dài cần có sự hợp tác đóng góp từ nhà sản xuất, người tiêu dùng và chính sách nhà nước cho phù hợp của khu vực, quốc gia. Do đó, áp dụng một tiêu chuẩn chung cho tồn bộ nền nơng nghiệp hữu cơ cho tồn thế giới sẽ rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề đó, hệ thống các tiêu chuẩn được hình thành và có thể được chia ra từ quy mơ quốc gia, nhóm quốc gia, khu vực, và thế giới. Sự xuất hiện nhiều tiêu chuẩn đánh giá góp phần cho việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ toàn cầu. Theo thống kê của FiBl, có khoảng 80 % các nhà sản xuất hữu cơ là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những tiêu chuẩn đánh giá cho từng cá nhân thì rất khó thực hiện và quản lý (Willer et al., 2020). Những nhà sản xuất hữu cơ này sẽ được đánh giá dựa vào giấy chứng nhận tập thể, nghĩa là một hệ thống chung cho một nhóm nơng dân được đánh giá bởi hệ thống đánh giá nội bộ (Internal Control System ICS) và cung cấp giấy chứng nhận bởi bên thứ ba (Meinshausen et at., 2019). Đây là biện pháp nhằm giúp cho các nhà sản xuất hữu cơ nhỏ tại các quốc gia có thu nhập thấp đạt được giấy chứng nhận cho thị trường quốc tế, giảm chi phí chứng nhận, và nhiều vấn đề lợi ích cho nền kinh tế và xã hội. Ước lượng, ngày nay có khoảng 2.6 triệu nhà sản xuất hữu cơ đạt chứng nhận hữu cơ trong 5.900 nhóm đánh giá nội bộ ở 58 quốc gia thuộc khu vực châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latin với diện tích khoảng 4,5 triệu hecta (Meinshausen et al., 2020).