Bất cập về sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 69 - 70)

D. Giải pháp đảm bảo tiếp cận với thực phẩm an toàn và dinh dưỡng và chuyển đổi sang tiêu dùng bền vững

5. Bất cập về sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu

Như đã biết, cam Canh và bưởi Diễn là 2 đặc sản của Hà Nội, chúng đã góp phần làm nên nét văn hóa Hà Nội, du lịch Hà Nội… Tuy nhiên, UBND xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm đã xác nhận tại văn bản số 32/CV-CT ngày 11.2.2006 và UBND xã Minh Khai, huyện Từ Liêm đã xác nhận tại văn bản số 33/CV-CT ngày 11.2.2006 đồng ý cho phép Công ty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội, số 202, đường Hồ Tùng Mậu (xin viết tắt là Công ty) sử dụng tên “Canh” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “cam Canh” và tên “Diễn” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “bưởi Diễn”. Từ đó, Cục SHTT đã cấp cho Công ty giấy chứng nhận đăng ký:

- Nhãn hiệu tập thể “Cây quả đặc sản bưởi Diễn, hình”; số 91758, nhóm sản phẩm số 31 cây bưởi giống và quả bưởi tươi.

- Nhãn hiệu tập thể “Cây quả đặc sản cam Canh, hình”; số 107869, nhóm sản phẩm số 31 cây cam giống và quả cam tươi.

Cả hai giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể trên đều xác nhận chủ sở hữu là Công ty, trong văn bản đính kèm giấy chứng nhận có ghi Hội Nông dân huyện Từ Liêm là tổ chức “được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể”. Trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể do Công ty và Hội Nông dân

huyện Từ Liêm đồng lập ngày 28.2.2006 cũng xác nhận Hội Nông dân huyện Từ Liêm thuộc “danh sách các thành viên được phép sử dụng nhãn

hiệu tập thể”.

Trường hợp khác:

- Nhãn hiệu đã được bảo hộ: “Nhãn chín muộn Đại Thành”, số đơn 4- 2006-14674, số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 87355, chủ sở hữu Nguyễn Văn Thành, Đại Tảo, xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, nhóm sản phẩm 31 quả nhãn tươi.

- Nhãn hiệu nộp đơn sau:

+ Nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành, hình”; số đơn 4-2012-29431, tổ chức nộp đơn: Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành, xã Đại Thành, huyện

+ Nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành Quốc Oai, hình”; số đơn 4- 2013-03746, tổ chức nộp đơn: Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành, xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, cho nhóm sản phẩm số 31 quả nhãn chín muộn tươi và nhóm dịch vụ số 35 mua bán quả nhãn chín muộn tươi.

Trong trường hợp này, Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành đã nộp đơn sau ông Nguyễn Văn Thành đến 6 năm (đối với Nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành, hình”) và 7 năm (đối với Nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành Quốc Oai, hình”). Sau quá trình đàm phán, chủ sở hữu nhãn hiệu số 87355 đã chủ động làm đơn đề nghị Cục SHTT hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu của mình. Ngày 07.02.2013 Cục SHTT đã ra quyết định hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu này. Từ đó, ngày 21.8.2013 Cục SHTT đã cấp cho Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành văn bằng bảo hộ số 210660 đối với đơn số 4-2013-03746. Ngày 13.12.2013 Cục SHTT đã ra thông báo đồng ý cấp văn bằng cho Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thành đối với đơn số 4- 2012-29431.

Trường hợp tương tự cũng diễn ra ở Quảng Ngãi, hiện tại Cục SHTT chưa thể cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Lý Sơn” và nhãn hiệu chứng nhận “Du lịch Sa Huỳnh”, lý do trước đó tên địa danh Lý Sơn và Sa Huỳnh đã được 2 doanh nghiệp sử dụng làm nhãn hiệu.

Trường hợp khác, địa danh huyện Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình nổi tiếng với Nhà thờ đá Phát Diệm và sản phẩm rượu Kim Sơn. Nhưng nhãn hiệu “rượu nếp Kim Sơn Phát Diệm” mang số hiệu 46737 lại thuộc về chủ sở hữu là Công ty TNHH Anh Đào, khu công nghiệp Phú Diễn, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Hậu quả là Cục SHTT đã từ chối bảo hộ nhãn hiệu “K.S.R Kim Sơn, hình” cho sản phẩm rượu Kim Sơn do Công ty TNHH Nga Hải, xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, Ninh Bình nộp đơn, vì nhãn hiệu này tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu số 46737 đang còn hiệu lực bảo hộ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 2 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)