PHƢƠNG PHÁP VÙNG PHÂN BỐ

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 82 - 84)

h. Biểu hiện động lực đối tượng

4.4.7 PHƢƠNG PHÁP VÙNG PHÂN BỐ

Thuật ngữ “Vùng phân bố” bắt nguồn từ gốc La tinh “Area” có nghĩa là diện tích, nên phƣơng pháp vùng phân bố ở một số tài liệu còn đƣợc gọi là phƣơng pháp Khoanh diện tích hoặc phƣơng pháp Diện tích giới hạn.

Trong các tác phẩm bản đồ, phƣơng pháp vùng phân bố thƣờng đƣợc dùng để biểu hiện những đối tƣợng, hiện tƣợng phân bố theo diện nhƣng không đều khắp và liên tục trên lãnh thổ, mà chỉ có ở từng vùng, từng diện tích riêng lẻ nhất định. Ví dụ thể hiện sự phân bố các lồi động vật, thực vật cụ thể trên bản đồ Động vật và địa thực vật, các vùng băng tuyết vĩnh cửu, các vùng băng hà cổ trên bản đồ khí hậu, v.v... Ở các bản đồ kinh tế - xã hội, nhƣ các bản đồ sử dụng đất, sự phân bố đất cày, đồng cỏ hoặc sự phân bố các cây trồng khác nhau, v.v...

Các đối tƣợng, hiện tƣợng đƣợc thể hiện trên bản đồ với phƣơng pháp vùng phân bố có thể là các vùng tuyệt đối hoặc tƣơng đối, tập trung hoặc phân tán. Vùng tuyệt đối là vùng mà hiện tƣợng đƣợc biểu hiện chỉ phổ biến ở một khu vực, không gặp lại ở khu vực khác, ví dụ khu vực sinh sống của loài gấu trắng. Vùng tƣơng đối là vùng mà hiện tƣợng đƣợc biểu hiện không chỉ phân bố ở một khu vực nhất định mà cịn có mặt ở những khu vực khác. Vùng tập trung là vùng những hiện tƣợng đƣợc biểu hiện có sự phân bố dày đặc, liên tục trong khu vực, ví dụ khu vực một loại mỏ khoáng sản, đƣợc tạo nên bởi cùng một mẫu nham. Vùng phân tán là vùng hiện tƣợng biểu hiện không liên tục, xen kẽ hiện tƣợng khác. Ví dụ vùng xen kẽ lúa và ngơ, lạc và đậu chẳng hạn. Trƣờng hợp này không cần thiết khoanh riêng hàng loạt các khu vực nhỏ rời rạc, mà có thể thể hiện bằng khu vực phổ biến chung lúa ngô (cây lƣơng thực), lạc đậu (cây công nghiệp ngắn ngày).

Bản chất có tính ngun tắc của các phƣơng pháp các vùng phân bố là nêu lên sự phổ biến của một đối tƣợng, hiện tƣợng riêng lẻ nhất định nào đó dƣờng nhƣ tách hẳn với các đối tƣợng, hiện tƣợng khác chung quanh. Sự tách rời đó đƣợc xác định bằng những đƣờng giới hạn. Trong mỗi khu vực giới hạn đó, đƣợc thể hiện các màu hoặc nét chải khác nhau đặc trƣng cho các đối tƣợng, hiện tƣợng tƣơng ứng.

Tuy nhiên, không phải đối tƣợng, hiện tƣợng nào cũng có thể xác định đƣợc chính xác các đƣờng ranh giới trên bản đồ. Điều này còn phụ thuộc vào đặc điểm phân bố của đối tƣợng và sự chính xác của nguồn tài liệu. Có những đối tƣợng hồn tồn xác định đƣợc ranh giới cụ thể khu vực phân bố nhƣ sự phân bố các loại khoáng sản, các loại cây trồng. Có những đối tƣợng khó xác định đƣợc ranh giới phân bố do đặc tính thiên nhiên, nhƣ các khu vực phổ biến của các loài cá, khu vực hoạt động, sinh sống của các lồi động vật. Cịn có những đối tƣợng phân bố xen lẫn với nhau trong cùng khu

vực nhƣ sự luân canh của các cây trồng, v.v...

Do đó, để truyền đạt các vùng phân bố những đối tƣợng, hiện tƣợng theo mức độ xác định địa lí khác nhau, các nhà Bản đồ học đã sử dụng những hình thức các vùng phân bố khác nhau:

Những vùng phân bố xác định đƣợc ranh giới chính xác, cụ thể trên thực địa và trên bản đồ, đƣợc thể hiện bằng những đƣờng viền (đƣờng ranh giới) nét liền.

Những vùng phân bố khó xác định đƣợc một cách chính xác hoặc kém xác định, đƣợc thể hiện bằng những đƣờng viền nét đứt.

Những vùng phân bố không xác định đƣợc ranh giới thì khơng thể hiện các đƣờng giới hạn mà chỉ dùng màu, nét chải hoặc chữ viết phủ lên khu vực để chỉ ra khu vực phổ biến của hiện tƣợng.

Ở những bản đồ có mức độ khái qt cao, các vùng phân bố khơng cịn đƣợc thể hiện theo diện nữa mà đƣợc thay bằng một kí hiệu tƣợng trƣng cho sự phân bố của đối tƣợng, hiện tƣợng. Ví dụ khu vực trồng chè đƣợc thể hiện bằng một kí hiệu tƣợng trƣng cây chè. Trƣờng hợp này các vùng phân bố, về hình thức giống nhƣ phƣơng pháp kí hiệu điểm. Sự khác nhau của chúng là ở bản chất của phƣơng pháp: Phƣơng pháp kí hiệu biểu hiện các đối tƣợng phân bố theo điểm, còn phƣơng pháp vùng phân bố biểu hiện các đối tƣợng phân bố theo diện. Các kí hiệu của phƣơng pháp kí hiệu thể hiện chính xác điểm phân bố của đối tƣợng, cịn các kí hiệu của phƣơng pháp vùng phân bố cho khái niệm vùng có đối tƣợng, đằng sau kí hiệu đó ẩn dấu một diện tích nhất định.

Phƣơng pháp vùng phân bố cũng rất dễ lầm lẫn với phƣơng pháp nền chất lƣợng. Để phân biệt chúng, ngồi phân tích bản chất của chúng, có thể tìm thấy ở phƣơng pháp vùng phân bố sự chồng chéo của các đƣờng ranh giới hoặc phân bố không liên tục…, nhƣng ở phƣơng pháp nền chất lƣợng

khơng cho phép điều đó.

Về hình thức biểu hiện, phƣơng pháp vùng phân bố cũng có thể phản ánh đƣợc đặc trƣng số lƣợng và động lực của đối tƣợng thông qua sự kết hợp với các dấu hiệu phụ. Số lƣợng đối tƣợng có thể phản ánh bằng các chỉ số số lƣợng hoặc kí hiệu biểu đồ trong các vùng phân bố. Trong trƣờng hợp này các biểu đồ đƣợc xây dựng nhƣ phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ và nhƣ vậy có thể nêu ra cả cấu trúc của đối tƣợng. Động lực của đối tƣợng đƣợc thể hiện bằng những đƣờng viền có màu khác nhau đặc trƣng cho các thời gian khác nhau. Song sự kết hợp này khơng phổ biến vì bản chất phƣơng pháp các vùng phân bố là biểu hiện đặc trƣng chất lƣợng.

Quan sát trang bản đồ này và bài tập đã làm ngay trƣớc đó, hãy cho biết phƣơng pháp vùng phân bố khác gì so với phƣơng pháp nền chất lƣợng?

Khơng cần phủ kín trên tồn bộ lãnh thổ thể hiện.

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)