PHƢƠNG PHÁP BẢNĐỒ BIỂU ĐỒ (CARTODIAGRAM)

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 87 - 91)

h. Biểu hiện động lực đối tượng

4.4.9 PHƢƠNG PHÁP BẢNĐỒ BIỂU ĐỒ (CARTODIAGRAM)

Trong những trƣờng hợp thành lập bản đồ mà các tƣ liệu bản đồ chỉ đƣa ra sự phân chia lãnh thổ (thƣờng là lãnh thổ hành chính), khơng định vị đƣợc từng vị trí phân bố của đối tƣợng và các tài liệu đặc trƣng cho đối tƣợng là các số liệu thống kê theo những lãnh thổ đó, hoặc yêu cầu của bản đồ thành lập chỉ dừng ở mức nêu lên tổng lƣợng của đối tƣợng trong mỗi đơn vị lãnh thổ, thì phƣơng pháp biểu hiện đƣợc sử dụng phổ biến là phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ.

Phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ là phƣơng pháp biểu hiện các đối tƣợng, hiện tƣợng hoạ đồ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị phân chia lãnh thổ. Mỗi đơn vị lãnh thổ hoạ đồ đƣợc đặt một biểu đồ có giá trị tổng lƣợng theo số lƣợng thống kê của đối tƣợng phân bố trong lãnh thổ đó. Nếu trong một đơn vị lãnh thổ, muốn biểu hiện nhiều đối tƣợng khác nhau, có thể thể hiện nhiều biểu đồ khác nhau. Mỗi biểu đồ đặc trƣng cho một đối tƣợng. Ví dụ nhƣ tổng diện tích canh tác, tổng giá trị sản

lƣợng, v.v…

Điều này cho phép kết hợp biểu hiện đƣợc nhiều nội dung và xác lập các mối tƣơng quan số lƣợng của các đối tƣợng. Vì thế phƣơng pháp này cịn đƣợc gọi là phƣơng pháp Bản đồ thống kê. Phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ đƣợc sử dụng rộng rãi đối với các bản đồ kinh tế - xã hội - những đối tƣợng đƣợc nghiên cứu gắn liền với thống kê.

Phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ có khả năng phản ánh đƣợc nhiều đặc tính của đối tƣợng nhƣ số lƣợng, chất lƣợng, cấu trúc và động lực. Mỗi biểu đồ đƣợc xem nhƣ một kí hiệu đặt trong một đơn vị lãnh thổ, các đặc trƣng của đối tƣợng đƣợc phản ánh qua biểu đồ. Số lƣợng đối tƣợng đƣợc thể hiện theo kích thƣớc biểu đồ. Kích thƣớc này có thể tính theo sự phụ thuộc theo đƣờng, theo diện tích hoặc theo thể tích và theo sự khả ƣớc tuyệt đối hoặc tƣơng đối, có thể là sự khả ƣớc tuyệt đối liên tục và cũng có thể là khả ƣớc tuyệt đối theo thang bậc. Cấu trúc và chất lƣợng hiện tƣợng đƣợc thể hiện qua các thành phần của biểu đồ có tỉ lệ tƣơng ứng với các thành phần của đối tƣợng bằng màu sắc khác nhau. Động lực hiện tƣợng đƣợc thể hiện bằng các biểu đồ đặt lồng lên nhau (biểu đồ hình trịn, hình vng) hoặc đặt cạnh nhau (biểu đồ hình cột) (xem phần phƣơng pháp kí hiệu điểm).

Ngồi những dạng biểu đồ phổ biến (hình cột, hình trịn, hình vng …), để dễ nhận thức đƣợc số lƣợng đối tƣợng, giảm sự tính tốn, so sánh, có thể dùng biểu đồ dạng tập hợp nhiều hình nhỏ nhƣ các điểm chấm (các hình trịn nhỏ, hình vng nhỏ …) có cùng một giá trị nhất định đặt theo

dạng biểu đồ. Dạng biểu đồ này gọi là biểu đồ tập hợp.

Phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ và phƣơng pháp kí hiệu điểm, về hình thức có những điểm giống nhau. Kí hiệu của phƣơng pháp kí hiệu điểm và biểu đồ của phƣơng pháp bản đồ biểu đồ rất giống nhau về hình dạng cũng nhƣ cách thể hiện. Vì thế dễ dẫn đến sự lầm lẫn giữa hai phƣơng pháp. Thực chất, hai phƣơng pháp này hoàn toàn khác nhau về bản chất cũng nhƣ sự biểu hiện. Phƣơng pháp kí hiệu điểm biểu hiện đối tƣợng, hiện tƣợng phân bố cụ thể theo điểm. Mỗi đối tƣợng đƣợc đặc trƣng bằng một kí hiệu đặt đúng vị trí phân bố của chúng trên bản đồ. Trên lãnh thổ có bao nhiêu đối tƣợng, phân bố ở vị trí nào, phải đƣợc biểu hiện bằng ngần ấy kí hiệu đặt đúng vào vị trí của chúng. Sự biểu hiện bản đồ khơng quan hệ trực tiếp đến sự phân chia lãnh thổ, khơng nhất thiết phải có đƣờng ranh giới của các đơn vị lãnh thổ. Cơ sở của sự biểu hiện là các điểm phân bố cụ thể. Trái lai, phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ biểu hiện tổng lƣợng của đối tƣợng theo từng đơn vị lãnh thổ. Phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ không thể hiện đến từng điểm phân bố của đối tƣợng, mà chỉ thể hiện sự phân bố của đối tƣợng theo từng đơn vị lãnh thổ. Phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ gắn liền với sự phân chia lãnh thổ, đến các đơn vị lãnh thổ. Vì thế ở những bản đồ đƣợc biểu hiện bằng phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ, bắt buộc phải có sự phân chia lãnh thổ, đƣợc giới hạn bởi các đƣờng ranh giới (thƣờng là các đơn vị hành chính). Cơ sở của sự biểu hiện là các đơn vị lãnh thổ.

Điều này chính là cơ sở về mặt hình thức để phân biệt phƣơng pháp kí hiệu điểm và phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ. Bản đồ đƣợc thành lập bằng phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ có tính địa lí khơng cao nhƣng đƣợc sử dụng rất phổ biến, nhất là đối với các bản đồ kinh tế - xã hội vì phƣơng pháp này có nhiều ƣu thế.

- Tài liệu thành lập bản đồ khơng địi hỏi cao và chi tiết. Tài liệu cơ bản là các số liệu thống kê theo các đơn vị phân chia lãnh thổ (thƣờng là đơn vị hành chính) và bản đồ nền có sự phân chia lãnh thổ theo các đơn vị tƣơng ứng.

- Sự thành lập bản đồ đơn giản, sử dụng bản đồ không phức tạp và dễ dàng so sánh, đối chiếu sự phân hoá của đối tƣợng, hiện tƣợng theo các đơn vị lãnh thổ.

Quan sát trang bản đồ tài nguyên nƣớc của các hệ thống sông, hãy cho biết biểu đồ nào chƣa đƣợc thể hiện một cách đúng nhất phƣơng pháp bản đồ biểu đồ? Tại sao? Đối với những lãnh thổ quá nhỏ, nên thể hiện biểu đồ nhƣ thế nào cho hợp lý?

Hoàng Mai – Vị Giang. Đặt 1/2 biểu đồ ra ngồi lãnh thổ trong khi có thể sắp xếp để biểu đồ nằm gọn trong lãnh thổ. Có thể đặt biểu đồ ra ngồi lãnh thổ rồi chỉ mũi tên từ biểu đồ vào trung tâm lãnh thổ chứa dữ liệu tạo nên biểu đồ đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 87 - 91)