CÁC YẾU TỐ KHÁC TRONG CƠ SỞ TỐN HỌC CỦA BẢNĐỒ ĐỊA LÍ Kích thƣớc và bố cục bản đồ

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 47 - 49)

- Kích thƣớc của bản đồ bao gồm các kích thƣớc của khung trong, khung ngồi và kích thƣớc của tờ giấy in bản đồ.

- Khung bản đồ là những đƣờng kẻ bao quanh nội dung bản đồ. Khung bao gồm khung trong và khung ngoài. Khung trong của bản đồ là những đƣờng thẳng giới hạn nội dung thể hiện của bản đồ. Trên đó có thể đánh dấu các vạch chia độ, phút giây hoặc km phụ thuộc vào yêu cầu và nguyên tắc chung khi thành lập bản đồ. Khung ngoài là những đƣờng bao trùm ra ngoài khung trong. Khung ngồi là khung trang trí. Nó có thể là những đƣờng thẳng vng góc, hình thang hoặc đƣờng cong (hình trịn, elip).

- Bố cục của bản đồ là sự trình bày vị trí của lãnh thổ thể hiện so với khung bản đồ; cách bố trí tên, bản chú giải, bản đồ phụ hoặc đồ thị của bản đồ.

Một số sơ đồ bố cục bản đồ thường gặp

Hệ thống lƣới toạ độ trên bản đồ

Trên bản đồ ở các tỷ lệ và mục đích sử dụng khác nhau, ngƣời ta đƣa ra các mật độ lƣới bản đồ khác nhau. Đối với những bản đồ cần thiết cho cơng tác đo đạc trên đó thì mật độ lƣới thƣờng dày hơn nhiều so với các bản đồ chỉ phục vụ cho mục đích quan sát hiện tƣợng nhƣ bản đồ treo tƣờng hoặc bản đồ giáo khoa. Các loại bản đồ này thƣờng có mật độ lƣới bản đồ cách nhau từ 15-20 cm. Các lƣới bản đồ đều đƣợc ghi chú ở giữa khung trong và khung ngoài của tờ bản đồ.

Hệ thống lƣới bản đồ giúp chúng ta xác định vị trí toạ độ địa lí của đối tƣợng một cách nhanh chóng cũng nhƣ đảm bảo đặt đúng vị trí địa lí cho một đối tƣợng nào đó muốn đƣa lên bản đồ.

Phân mảnh theo lưới bản đồ thƣờng áp dụng với hệ thống bản đồ địa hình và một số loại

bản đồ chuyên đề. Cách phân mảnh này cho phép xác định chính xác vị trí địa lí của từng tờ bản đồ trên bề mặt Trái Đất theo toạ độ địa lí của các góc khung. Hạn chế của cách phân mảnh này là kích thƣớc của các tờ bản đồ thay đổi theo các đai vĩ độ. Càng xa xích đạo thì

tờ bản đồ càng trở nên hẹp hơn theo chiều ngang (chiều vĩ tuyến). Vì vậy, ở những vĩ độ cao, các tờ bản đồ có cùng tỷ lệ có thể đƣợc ghép đơi, ghép ba, thậm chí ghép bốn theo chiều kinh tuyến.

Phân mảnh theo lưới vng góc thƣờng ít đƣợc sử dụng. Cách phân mảnh này bảo đảm

đƣợc kích thƣớc của tờ bản đồ theo khung trong và thuận lợi cho việc cắt dán các tờ bản đồ trong phạm vi một khu vực nhỏ; phù hợp với bình đồ của thành phố.

Phân mảnh theo đường hỗ trợ thƣờng áp dụng cho các bản đồ tỷ lệ nhỏ với kích thƣớc lớn.

Cách phân mảnh này giúp chúng ta có thể sử dụng từng tờ bản đồ riêng biệt, hoặc một nhóm vài tờ bản đồ tạo thành một vùng riêng biệt hay một khu vực riêng biệt.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG III

1. Trình bày các khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh độ, vĩ đô? 2. Phân biệt các hệ tọa độ: địa lí, cực câu, ơ vng?

3. Tỉ lệ bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ đƣợc trình bày trên bản đồ ở những dạng nào? Cách thể hiện các dạng đó?

4. Chiếu hình bản đồ (chiếu đồ) là gì? Tại sao các bản đồ địa lí phải đƣợc thành lập trên cơ sở phép chiếu hình bản đồ?

5. Nguyên nhân nào dẫn đến trên một bản đồ địa lí có tỉ lệ khơng thống nhất? Thế nào là tỉ lệ chính, tỉ lệ riêng?

6. Phân tích các loại sai số trong phép chiếu bản đồ?

7. Nếu căn cứ vào bề mặt hình học hỗ trợ, có thể chia các phép chiếu hình bản đồ thành những phép chiếu cơ bản nào? Trình bày những nét chính của các phép chiếu đó?

8. Cách nhận biết phép chiếu? Trong thành lập và sử dụng bản đồ tại sao phải lựa chọn phép chiếu? Dựa trên các cơ sở nào để lựa chọn?

CHƢƠNG IV: NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ 4.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 47 - 49)