h. Biểu hiện động lực đối tượng
7.2.2 TÀI LIỆU TRONG THIẾT KẾ BẢNĐỒ
Khi đƣợc giao nhiệm vụ thu thâp tài liệu, ngƣời đi thu thập có thể khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, miễn sao đủ lƣợng thông tin cần thiết cho nội dung của bản đồ cần thành lập. Tài liệu có thể rất nhiều và đa dạng, với độ chính xác, mức độ đầy đủ và khả năng sử dụng khác nhau. Do đó, việc tiến hành phân tích và đánh giá tài liệu là hết sức cần thiết.
Cơng tác phân tích và đánh giá tài liệu có ý nghĩa quan trọng trƣớc tiên là lựa chọn ra đƣợc những tài liệu cần thiết nhất đảm bảo tính đầy đủ và đúng đắn của các thông tin đƣợc biên vẽ lên bản đồ; tiếp nữa là thơng báo các sai sót và khiếm khuyết của các tài liệu đƣợc lựa chọn để có biện pháp kỹ thuật khắc phục.
1. Mức độ đầy đủ dữ liệu so với yêu cầu về nội dung của bản đồ cần thành lập: Tài liệu có đủ những đối tƣợng (cả về mặt định tính, định lƣợng và mật độ của chúng) cần vẽ không. 2. Độ tin cậy của tài liệu: Cần xác định tính pháp lí và nguồn gốc của các thơng tin dùng cho
việc biên vẽ nội dung của bản đồ.
3. Độ chính xác của nội dung trong tài liệu có đảm yêu cầu của bản đồ thành lập không: Cần xác định độ chính xác hình học (vị trí, hình dạng, kích thƣớc) của đối tƣợng; độ chính xác thuộc tính (đơn vị tính, bậc phân khoảng, đơn vị làm tròn, mức độ chi tiết, …), phƣơng pháp đƣợc lựa chọn để biểu thị đối tƣợng.
4. Tính hiện thực của dữ liệu: Đó là mức độ phù hợp về thời gian có thể chấp nhận của dữ liệu có trong tài liệu so với yêu cầu của bản đồ thành lập. Thơng thƣờng địi hỏi tài liệu cập nhật nhất (ví dụ, số liệu thống kê mới, ảnh hàng khơng mới chụp), cũng có trƣờng hợp tài liệu đã cũ nhƣng vẫn có ý nghĩa sử dụng (ví dụ, tài liệu dùng cho bản đồ các hiện tƣợng ít biến đổi hoặc mang ý nghĩa lịch sử).
5. Chất lƣợng tài liệu (chất lƣợng tờ bản đồ và độ co dãn của giấy, chất lƣợng hình vẽ và màu sắc): Cần đánh giá khả năng thuận lợi hoặc khó khăn khi sử dụng các tài liệu bằng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện có của cơ sở sản xuất (đọc hoặc can vẽ thủ công, xao hoặc chụp lại, nhập vào máy tính bằng máy quét, …).
Tài liệu nếu đƣợc đánh giá tồn diện theo các tiêu chí nêu trên sẽ giúp ích cho việc lựa chọn ra các tài liệu tốt nhất, phù hợp với mục đích thành lập bản đồ và điều kiện trang thiết bị của cơ sở sản xuất.
Từ kết quả phân tích và đánh giá cần phân loại tài liệu ra làm 3 loại:
1. Tài liệu gốc: là tài liệu dùng làm cơ sở để biên vẽ phần lớn nội dung của bản đồ thành lập. Đây thƣờng là các tài liệu đo đạc thực địa (dạng bản vẽ gốc hoặc các tệp số liệu ghi trong các thiết bị nhớ), ảnh hàng khơng, hoặc các bản đồ có mức độ đầy đủ về nội dung, độ chính xác cao, thông tin mới. Thông thƣờng tài liệu gốc phải đảm bảo cung cấp trên 60 % lƣợng thông tin cần biên vẽ.
2. Tài liệu bổ sung: là tài liệu dùng để vẽ bổ sung một khu vực hoặc một số yếu tố nội dung cho bản đồ thành lập, mà trong tài liệu gốc khơng có hoặc khơng đạt yêu cầu. Ví dụ, bản đồ bổ sung về mạng lƣới đƣờng sá, ảnh vệ tinh bổ sung về rừng, tài liệu thống kê bổ sung về dân số của các đô thị, …, hoặc là bản vẽ bổ sung cho một khu vực của bản đồ khơng có tài liệu gốc.
Tài liệu tham khảo: Trong khi thành lập bản đồ rất cần đến nhiều tài liệu tham khảo để xác minh dữ liệu của tài liệu gốc hoặc tài liệu bổ sung, hoặc để tham khảo về các mối quan hệ không gian trong quá trình biên vẽ.