PHƢƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 72 - 76)

h. Biểu hiện động lực đối tượng

4.4.4 PHƢƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM

Phƣơng pháp chấm điểm là phƣơng pháp biểu hiện bản đồ đƣợc sử dụng để thể hiện đặc điểm các đối tƣợng, hiện tƣợng phân bố phân tán theo các cụm, các khối, nhƣ dân số của các nơi quần cƣ nông thôn, lƣợng đàn gia súc của các nơi chăn thả, diện tích các khu vực đất canh tác, v.v...

Phƣơng pháp chấm điểm đƣợc thể hiện bằng những điểm chấm (có thể là những vịng trịn rất nhỏ) có trọng số nhất định đặt theo các lãnh thổ phân bố của hiện tƣợng. Với phƣơng pháp này, trên bản đồ đƣợc thể hiện bằng nhiều điểm chấm. Các điểm chấm này có thể phân bố đều trên lãnh thổ hoặc phân bố theo vị trí của đối tƣợng. Ở trƣờng hợp đầu, bản đồ chỉ có ý nghĩa thống kê; trƣờng hợp hai, bản đồ không những nêu lên đƣợc số lƣợng hiện tƣợng, mà cịn đảm bảo đƣợc tính địa lí, phản ánh đƣợc sự phân bố của hiện tƣợng.

thông qua số lƣợng các điểm chấm mang những trọng số. Công thức chung để xác định số lƣợng là: Q = Pn

Trong đó: Q là số lƣợng hiện tƣợng P là trọng số của điểm chấm n là số lƣợng điểm chấm

Với công thức trên ta thấy, số lƣợng hiện tƣợng đƣợc thể hiện trên bản đồ quan hệ chặt chẽ với trọng số của điểm chấm. Nếu điểm chấm có trọng số lớn thì số lƣợng điểm chấm (n) sẽ ít và ngƣợc lại, nếu điểm chấm có trọng số nhỏ thì số lƣợng điểm chấm sẽ nhiều. Vì thế, ở phƣơng pháp chấm điểm, vấn đề quan trọng nhất là việc lựa chọn “trọng số” của điểm chấm, tức là qui định số lƣợng của hiện tƣợng cho mỗi điểm chấm sao cho hợp lí, phù hợp với sự phân bố của hiện tƣợng trên bản đồ. Nếu cho các điểm chấm một trọng số (giá trị) lớn, số lƣợng điểm chấm sẽ giảm và nhƣ vậy đối

với những địa điểm có số lƣợng hiện tƣợng lớn, việc bố trí các điểm chấm sẽ dễ dàng, nhƣng lại không thuận lợi đối với những địa điểm có số lƣợng hiện tƣợng nhỏ hơn trọng số. Trƣờng hợp này phải liên kết số lƣợng hiện tƣợng ở hai hoặc ba địa điểm để đủ số lƣợng của trọng số điểm chấm và đặt điểm chấm ở vị trí có số lƣợng lớn hơn, và nhƣ vây làm sai lạc về sự phân bố của hiện tƣợng. Nếu chọn trọng số có số lƣợng nhỏ, sẽ thuận lợi cho sự thể hiện đối tƣợng có số lƣợng nhỏ, nhƣng lại rất khó khăn để thể hiện đối tƣợng có số lƣợng lớn vì số lƣợng điểm chấm quá nhiều, không đủ không gian thể hiện, các điểm chấm quá dày, thậm chí nhồ dính vào nhau rất khó đọc. Nhƣ vậy, sự xác định trọng số điểm chấm phải dựa trên đặc điểm phân bố về lƣợng của đối tƣợng, hiện tƣợng. Sự lựa chọn trọng số các điểm chấm còn phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ, vì có quan hệ đến số lƣợng điểm chấm có khả năng thể hiện đƣợc trên bản đồ. Bản đồ tỉ lệ nhỏ không thể chứa đƣợc nhiều điểm chấm, nên khơng thể xác định những điểm chấm có trọng số thấp.

Sự lựa chọn trọng số các điểm chấm có ảnh hƣởng đến mức độ sai số giữa số lƣợng thực của đối tƣợng và số lƣợng đƣợc biểu hiện trên bản đồ. Về nguyên tắc, mỗi điểm chấm đƣợc qui định một giá trị về lƣợng (trọng số) nhất định, điểm chấm có trọng số càng lớn, sai số về lƣợng giữa thực tế và bản đồ càng lớn. Vì thế, sự lựa chọn trọng số các điểm chấm không thể theo ý muốn chủ quan, mà phải căn cứ vào sự phân bố số lƣợng của đối tƣợng ở các địa điểm khác nhau của lãnh thổ có sự đồng đều hay chênh lệch nhƣ thế nào, vào tỉ lệ bản đồ và vào mức độ yêu cầu chính xác đến đâu. Để giải quyết vấn đề này, kinh nghiệm có vai trò hết sức quan trọng.

Nêu tên những phƣơng pháp đƣợc thể hiện trên bản đồ để thể hiện các dữ kiện về dân cƣ. Phƣơng pháp chấm điểm sử dụng mấy trọng số?

Phương pháp ký hiệu có trọng số và phương pháp chấm điểm. Có 4 trọng số.

Trƣờng hợp sự phân bố về lƣợng của đối tƣợng ở các điểm khác nhau trên lãnh thổ quá chênh lệch, biên độ giữa chúng quá lớn, không thể chọn một trọng số chung cho tất cả các địa điểm đƣợc, có thể chọn vài ba cấp trọng số. Cấp trọng số lớn dùng cho những địa điểm có số lƣợng lớn và các cấp trọng số nhỏ hơn dùng cho những địa điểm có số lƣợng nhỏ. Song theo kinh nghiệm, tối đa không nên quá bốn cấp và tốt nhất nên áp dụng theo từng khu vực, hết sức hạn chế sự dùng xen kẽ. Những đối tƣợng mà sự phân bố về lƣợng có sự khác nhau theo từng vùng lãnh thổ một cách rõ rệt, nhƣ sự phân bố dân cƣ ở đồng bằng và miền núi, vận dụng trƣờng hợp này rất có hiệu quả. Ở đồng bằng, dân cƣ tập trung cao, các điểm quần cƣ có số lƣợng dân lớn, nên dùng các điểm chấm có cấp trọng số lớn, ngƣợc lại, ở miền núi, sự phân bố dân cƣ thƣa thớt, các điểm quần cƣ số lƣợng dân khơng nhiều, thì dùng các điểm chấm có cấp trọng số nhỏ.

Phương pháp chấm điểm cịn có khả năng biểu hiện chất lượng, cấu trúc và động lực của đối

tượng, hiện tượng.

Chất lƣợng của đối tƣợng thƣờng đƣợc phản ánh qua màu sắc của điểm chấm và hình thức điểm chấm thể hiện động lực của đối tƣợng.

Ví dụ: trên bản đồ dân số có tính đến cấu trúc dân số theo dân tộc và số dân ở các thời điểm khác nhau có thể thể hiện các điểm chấm có màu sắc khác nhau và hình thức điểm chấm khác nhau. Mỗi màu đặc trƣng cho một dân tộc và mỗi hình thức điểm chấm (hình trịn, hình vng...) đặc trƣng cho một thời điểm. Số điểm chấm theo màu và hình thức đó tƣơng ứng với số dân của dân tộc và ở thời điểm biểu hiện. Trong trƣờng hợp này cần thể hiện kết hợp sao cho các đặc trƣng của đối tƣợng

cần biểu hiện (số lƣợng, chất lƣợng, động lực) có thể dễ dàng nhận biết, nhƣng không ảnh hƣởng đến đặc điểm (bản chất) của phƣơng pháp chấm điểm và tính mĩ thuật của bản đồ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 72 - 76)