CHỮ VIẾT VÀ GHI CHÖ TRÊN BẢNĐỒ

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 56 - 57)

Kí hiệu trên bản đồ khơng chỉ có quan hệ với tƣ duy, với ý nghĩa nội dung đối tƣợng, mà cịn có quan hệ mật thiết với chính bản thân đối tƣợng do kí hiệu chỉ ra (biểu hiện ở phần chữ và ghi chú). Bởi vì, đối tƣợng mà kí hiệu bản đồ chỉ ra và sự phản ảnh tổng quát đối tƣợng này trong ý nghĩa nội dung khơng phải là một. Ví dụ, Một vịng trịn nhỏ đồ họa đƣợc định vị rất chính xác trên bản đồ chỉ ra đối tƣợng "thị xã": về mặt cú pháp bản đồ, thì thị xã đƣợc định vị tại vị trí nào đó trên lƣới tọa độ (hệ qui chiếu không gian) và mối tƣơng quan của nó so với kí hiệu khác. Nhƣng thị xã nào đƣợc biểu hiện thì chƣa nói lên đƣợc.

Để chỉ ra rõ ràng và chính xác thị xã nào cần phải đem lại cho kí hiệu vịng trịn một cái tên riêng của đối tƣợng đƣợc nó chỉ ra, nghĩa là cái biểu thị nó, chẳng hạn nhƣ "Ninh Bình". Nhƣ vậy, "Ninh Bình" là cái biểu thị (định danh) của kí hiệu vịng trịn. Điều đó rất quan trọng, vì ý nghĩa của tên - đó là phƣơng thức liên kết với đối tƣợng, là biện pháp đánh dấu đối tƣợng, là cách thông báo về đối tƣợng đầy đủ nhất.

Nhƣ vậy, quan hệ kí hiệu bản đồ chỉ ra đối tƣợng duy nhất nhờ tên của nó.

Ví dụ khác, kí hiệu cùng với ghi chú đặt trên hoặc cạnh kí hiệu (ghi chú có thể là chữ cái, chữ số, mũi tên, ...). về mặt cú pháp, kí hiệu bản đồ biểu hiện đối tƣợng ở trạng thái khơng gian nào đó trên lƣới bản đồ, cịn ghi chú bản đồ giải thích rõ hơn các khía cạnh nội dung của hiện tƣợng.

Nhƣ vậy, với kí hiệu bản đồ, chữ viết trên bản đồ làm phong phú thêm nội dung bản đồ. Trên bản đồ, chữ viết thƣờng là các thuật ngữ, các địa danh (tên gọi địa lí) và các ghi chú giải thích. Những chữ viết thƣờng gặp trên bản đồ gồm các nhóm sau đây:

Các thuật ngữ địa lí, xác định khái niệm về đối tƣợng nhƣ biển,(biển Đông), vịnh (vịnh Bắc Bộ), sông, (sông Hồng), hồ, (hồ Tây) …

Các tên gọi đối tƣợng mà không đƣợc phản ánh bằng các kí hiệu, thí dụ nhƣ tên các loại cây gỗ, tên các cuộc thám hiểm, các cuộc viễn chinh, các đoàn khảo sát,...

Ghi chú số lƣợng hoặc tính chất nhƣ độ cao các đỉnh núi, độ cao dòng thác, độ cao và độ dày, kích thƣớc trung bình của cây cối, chiều rộng, độ sâu của sơng suối, hƣớng dịng chảy, chiều rộng của đƣờng, chiều dài và sức tải trọng của cầu, hƣớng vận chuyển, chất đất đáy sông (bùn, cát, vật liệu trải mặt đƣờng (nhựa đá), v.v…

Những ghi chú thời gian xảy ra các sự kiện nhƣ mốc thời gian của các cuộc thám hiểm, các cuộc khởi nghĩa và khung diễn biến của các hiện tƣợng theo mùa,.v..v...

Không phải ở bản đồ nào cũng có đủ các nhóm chữ viết và ghi chú nhƣ trên, mà tùy thuộc ở mỗi bản đồ, nhƣng chữ viết nói chung thì khơng một bản đồ nào khơng có.

Tuy chữ viết trên bản đồ làm rõ nội dung và định hƣớng bản đồ rõ ràng hơn, nhƣng không đƣợc lạm dụng. Sự sử dụng chữ viết trên bản đồ nếu khơng có sự chọn lọc và giới hạn ở mức cần thiết sẽ làm cho bản đồ kém sáng sủa, khó đọc và che lấp những nội dung chính của bản đồ, làm biến chất bản đồ.

Sự lựa chọn, giới hạn và bố trí chữ viết trên bản đồ có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng, tải trọng và tính mỹ thuật của bản đồ. Vì thế, bố trí chữ viết trên bản đồ cần bảo đảm các yêu cầu sau:

 Mỗi chữ viết phải gắn với một đối tƣợng địa lí nhất định, khơng nên thiết kế chữ viết khó xác định nó thuộc vào đối tƣơng nào, gây sự hoài nghi đối với ngƣời sử dụng bản đồ.

 Chữ viết trên bản đồ không đƣợc làm che lấp (hoặc làm gián đoạn) những chi tiết quan trọng của các đối tƣợng địa lí.

 Sự phân bố các tiêu đề trong sự tập hợp của chúng phản ánh đƣợc mật độ tƣơng đối của các đối tƣợng tƣơng ứng ở địa phƣơng, bảo đảm đƣợc sự cân đối, hài hoà.

Chữ viết trên bản đồ ngồi chức năng dẫn đƣờng, giải thích, bản thân chúng có khả năng phản ánh những đặc điểm đối tƣợng, thơng qua hình thức biểu hiện nhƣ kiểu chữ, độ nghiêng của chữ và kích thƣớc, màu sắc của chữ. Hiện nay nhƣ đã thành qui ƣớc, ngƣời ta lấy kiểu chữ khác nhau kết hợp với màu sắc để thể hiện các loại đối tƣợng khác nhau. Kiểu chữ đứng màu đen hoặc đỏ cho các đối tƣợng hành chính – chính trị, kiểu chữ nghiêng xanh lam cho các đối tƣợng nƣớc (thuỷ văn), kiểu chữ nghiêng màu nâu đối với các yếu tố địa hình. Để đặc trƣng cho độ lớn hoặc giá trị, ý nghĩa của các đối tƣợng, ngƣời ta thƣờng biểu hiện thơng qua kiểu và kích thƣớc của chữ , ví dụ nhƣ các cấp hành chính đƣợc thể hiện thơng qua kiểu và kích thƣớc chữ v.v…

Nhƣ vậy, chữ viết là một yếu tố khơng thể thiếu trên bản đồ và tự nó đã đóng vai trị của một loại kí hiệu bản đồ,làm tăng thêm giá trị và chất lƣợng bản đồ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)