Trong hệ thống chữ viết trên bản đồ, địa danh chiếm phần lớn. Địa danh là một lĩnh vực rất phức tạp, việc nghiên cứu chúng một cách toàn diện (nguồn gốc, giá trị và ý nghĩa, sự phân loại chúng v.v…) thuộc bộ môn “Địa danh học” và "Ngôn ngữ học".
Ở đây, trong giới hạn khoa học Bản đồ, chỉ đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến địa danh, có quan hệ trực tiếp với bản đồ, đó là sự lựa chọn, sử dụng và chuyển dịch các địa danh trên bản đồ nhƣ thế nào.
Nhƣ ta biết, các dân tộc, các quốc gia trên thế giới có rất nhiều ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết (văn tự) khác nhau. Do truyền thống và cách cấu tạo ngơn ngữ, mà mỗi dân tộc, mỗi nƣớc có sự đặt
tên và cách đọc, cách viết địa danh không giống nhau. Nhiều trƣờng hợp, cùng một đối tƣợng có nhiều tên gọi khác nhau nhất là ở những nƣớc có nhiều dân tộc và sử dụng nhiều thứ ngơn ngữ. Ví dụ ở Thuỵ Sĩ, một đất nƣớc có đến vài ngơn ngữ quốc gia thì các quận Vơ, Valê, Phribua đƣợc ngƣời Pháp dùng, nhƣng ngƣời Đức lại gọi là Vaadt, Valix, Phrâybua. Ở nƣớc ta, thủ đơ Hà Nội cũng có những tên khác nhau qua các thời đại: Thăng Long; Đông Đô; Hà Nội, v.v…
Sự khác tên cũng thƣờng gặp ở những đối tƣợng chạy dài qua nhiều địa phƣơng, nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia gọi theo tên khác nhau. Ví dụ sơng Hồng ở vùng Trung du gọi là sông Thao. Sông Đanuyp ở Đức gọi là Đônau, qua Hungari đƣợc gọi là Duna, Bungari và Nam Tƣ gọi là Đunap, Rumani gọi là Đunêria và Nga gọi là Đunai; Sông Tigrơ và sông Ơphrat ngƣời Ả rập gọi là Nakhr - Điđgiơla và El –Phurat, song ngƣời Thổ Nhĩ Kì lại gọi là Điđgiơlê và - Phurat.
Để giải quyết vấn đề này, trong thực tiễn, trên nhiều bản đồ đã đƣợc các nhà Bản đồ học vận dụng ngun tắc lấy theo tên gọi của ngơn ngữ chính thống (ngơn ngữ nhà nƣớc) của quốc gia đó. Với những nƣớc có vài ngơn ngữ quốc gia thì sử dụng tên gọi theo ngơn ngữ của dân tộc chiếm ƣu thế ở địa phƣơng đó.
Cách vận dụng nhƣ vậy là hợp lí, bảo đảm đƣợc nguồn gốc tên đối tƣợng ở nƣớc có đối tƣợng. Trƣờng hợp một đối tƣợng có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kì, thì bản đồ lập cho thời kì nào phải lấy địa danh đƣợc gọi ở thời kì đó (phổ biến là các bản đồ lịch sử).
Phức tạp nhất là sự chuyển dịch và viết tên các địa danh của nƣớc ngoài khi chúng ta thành lập các bản đồ thế giới, bản đồ địa lí của các nƣớc ngoài, do trên thế giới sử dụng nhiều chữ viết (văn tự) và cách phát âm khác nhau.
Để chuyển và viết các địa danh nƣớc ngồi lên bản đồ theo chữ viết và ngơn ngữ của nƣớc thành lập bản đồ, các nƣớc trên thế giới thƣờng sử dụng năm hình thái chuyển dịch: Hình thái chính thức ở địa phƣơng, hình thái dịch hình, hình thái ngữ âm, hình thái dịch nghĩa và hình thái truyền thống.
Hình thái chính thức ở địa phương là cách viết tên gọi địa danh theo ngơn ngữ nhà nƣớc của
đất nƣớc có đối tƣợng bằng bảng chữ cái đã dƣợc thừa nhận của nƣớc đó. Ví dụ Paris, v.v …Hình thái này mang tính chất vay mƣợn “ từ” trực tiếp, chỉ có thể dùng đƣợc đối với những quốc gia sử dụng cùng một bảng chữ cái, có ngơn ngữ gần nhau, nhƣ cùng sử dụng một bảng chữ cái La tinh, bảng chữ cái Slavơ, v.v… Ngay cả những nƣớc dùng chung một bảng chữ cái cũng có những hạn chế, tuy đọc đƣợc nguyên dạng nhƣng phát âm có thể khác nhau. Ví dụ cùng bảng chữ cái La tinh nhƣng phát âm của Pháp và Anh khác nhau.
Hình thái dịch hình là sự dịch chuyển từ chữ cái của bảng chữ cái này sang chữ cái tƣơng
nƣớc ngồi ví dụ nhƣ Kueb, Jyganewt, Toulouse, Geneve, chuyển sang chữ việt tƣơng ứng là Kiev, Buđapest, Tuluxe, Geneve.
Hình thái ngữ âm là viết theo sự phát âm của địa phƣơng có địa danh bằng chữ của một
ngôn ngữ khác mà khi đọc lên đúng nhƣ phát âm của địa danh địa phƣơng. Các chữ cái đó có thể trùng nhau hoặc khác nhau. Ví dụ các địa danh nhƣ Paris, Mockba, Idaho, Geneve, Newyork,... khi chuyển sang tiếng Việt sẽ đƣợc viết là Maxcơva, Aiđaho, Giơnevơ,
NiuIooc. Hình thái này có ƣu điểm là phát lại đúng (hoặc gần đúng) với sự phát âm của địa danh địa phƣơng, nhƣng khác với cách viết nguyên bản. Mặc dầu, với nhiều địa danh không thể đạt đƣợc sự đồng nhất (đúng nhƣ phát âm của địa phƣơng ) về mặt phát âm, do những âm tố có trong ngơn ngữ này lại khơng có trong ngơn ngữ khác, nhƣng hình thái ngữ âm là hình thái truyền đạt các tên gọi dựa theo âm hƣởng là dễ nhận biết nhất so với các hình thái khác.
Hình thái dịch nghĩa là gọi và viết địa danh theo nghĩa dịch cuả địa danh đó bằng ngơn ngữ
của nƣớc thành lập bản đồ. Ví dụ Thái Bình Dƣơng (Ocean Pacifique), Mũi Hảo Vọng (Cap de boane Esperance), Đất lửa (Terre de feu)… Hình thái này chủ yếu gặp ở các đối tƣợng tự nhiên, khi mà địa danh đó đƣợc đặt tên theo nghĩa đã mang tính chất quốc tế.
Hình thái truyền thống là sự truyền đạt tên gọi khác hẳn với nguyên bản (địa danh gốc)
nhƣng đã đƣợc sử dụng thành truyền thống trong ngôn ngữ hàng ngày, trong các văn bản nhà nƣớc, trong văn học, chính trị, khoa học, mà nếu gọi và viết khác đi (trở về nguyên bản) sẽ gặp khó khăn, nhiều ngƣời khơng hiểu, vì chúng đã bắt rễ vững chắc, lâu dài, đã thành thói quen. Ở nƣớc ta hình thái này khá phổ biến, đặc biệt là tên các quốc gia. Ví dụ tên các nƣớc Trung Quốc, Nga, Ấn độ, Anh, Pháp…đã là những tên gọi truyền thống, nếu thay đổi bằng tên gọi nguyên bản: China, Russia, India, England, France… sẽ trở nên xa lạ khó đƣợc chấp nhận.
Trong năm hình thái viết chuyển địa danh nhƣ trên, hầu hết các nƣớc trên thế giới sử dụng hình thái ngữ âm là chủ yếu, kết hợp với hình thái truyền thống và hình thái dịch nghĩa. Sự sử dụng kết hợp ba hình thái chuyển dịch này có nhiều ƣu điểm. Thứ nhất, các địa danh chuyển dịch bảo đảm đƣợc sự gần giống về âm hƣởng và dạng chữ địa danh nƣớc ngồi, cho phép thơng báo đúng đối tƣợng mang tên thuộc tất cả các loại ngôn ngữ khác nhau. Thứ hai, cho khả năng truyền đạt những địa danh không xác định đƣợc dạng nguyên gốc, những địa danh mà tên q dài có hình thức nhƣ một ngữ, nếu viết theo ngữ âm rất phức tạp (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ – Hoa Kỳ) và những địa danh mang tính quốc tế.
Hiện nay ở nƣớc ta, vấn đề chuyển dịch địa danh còn rất phức tạp, kể cả cách viết, chƣa có một qui chuẩn nào mang tính pháp lí khơng những với bản đồ mà đối với cả các loại tài liệu văn bản
khác.
Ở nhiều nƣớc trên thế giới, sự chuyển dịch các địa danh đƣợc giao cho các cơ quan chuyên môn nhƣ ở Liên Xô trƣớc đây, đƣợc thực hiện bởi Ban phiên âm thuộc Viện nghiên cứu khoa học Trung ƣơng về Trắc địa, Đo vẽ hàng không và Bản đồ. Hi vọng rằng ở nƣớc ta cũng sẽ có các cơ quan nhƣ vậy.