h. Biểu hiện động lực đối tượng
7.5.4 PHƢƠNG PHÁP BIÊN VẼ TỪ TÀI LIỆU BẢNĐỒ
i. Trong thực tế, rất nhiều bản đồ đƣợc thành lập từ các bản đồ đã thành lập, do các bản đồ đó có đầy đủ thơng tin và đảm bảo các u cầu về thơng tin (độ chính xác, tính chất thời gian, độ tin cây, …) cho bản đồ cần thành lập. Hầu hết các bản đồ tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ, các đồ giáo khoa, bản đồ chuyên đề các loại trong atlat đƣợc thành lập bằng phƣơng pháp này.
ii. Để thành lập bản đồ, thông thƣờng ngƣời ta lấy những bản đồ có tỷ lệ lớn hơn, chụp thu để biên vẽ thành bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn cùng thể loại, nhƣ ta thƣờng gặp khi thành lập các bản đồ địa lí chung. Bản đồ tài liệu đƣợc dùng làm gốc để biên vẽ phải có tỷ lệ lớn hơn nhƣng không quá lớn so với tỷ lệ của bản đồ cần thành lập (thông thƣờng yêu cầu khơng lớn q 3
lần). Cũng có trƣờng hợp bản đồ tài liệu gốc là bản đồ cùng tỷ lệ hoặc tỷ lệ lớn hơn một chút (không lớn gấp hai lần) so với tỷ lệ của bản đồ thành lập. Phƣơng án này đƣợc áp dụng khi các bản đồ cần thành lập có nội dung đơn giản, nhƣ trong trƣờng hợp thành lập các bản đồ giáo khoa, du lịch, quảng cáo. Bản đồ tài liệu gốc phải là những bản đồ mang tính tra cứu. iii. Trong cả hai trƣờng hợp đều địi hỏi tiến hành tổng qt hố hết sức chuẩn xác và khéo léo.
Ngƣời biên vẽ bản đồ phải nắm vững các chỉ tiêu và kỹ năng tổng quát hoá. Đối với những trƣờng hợp biên vẽ các bản đồ địa hình nội dung dày đặc và bản đồ tài liệu phải chụp thu nhiều thì trong quá trình thiết kế phải lập các bản vẽ mẫu tổng quát hoá, hoặc cần bố trí những ngƣời biên vẽ có trình độ cao.
iv. Một yêu cầu nữa cũng cần chú ý là việc lựa chọn các bản đồ dùng làm tài liệu gốc để biên vẽ. Những tài liệu đó ngồi u cầu về nội dung phải đảm bảo tính đầy đủ thơng tin, độ chính xác và tính thời gian đáp ứng yêu cầu, còn phải đảm bảo chất lƣợng đồ hoạ cao đảm bảo khả năng chụp thu, nắn chỉnh hình học về đúng kích thƣớc, và dễ dàng khai thác thông tin.
v. Công nghệ thành lập bản đồ.
Thành lập bản đồ bằng phƣơng pháp biên vẽ hiện nay đƣợc thực hiện bằng hai dạng công nghệ: công nghệ truyền thống, và công nghệ số.
Thành lập bản đồ bằng phƣơng pháp biên vẽ hiện nay đƣợc thực hiện bằng hai dạng công nghệ: công nghệ truyền thống, và công nghệ số.
i. Công nghệ truyền thống
- Chụp ảnh tài liệu gốc ở tỷ lệ của bản đồ cần thành lập, đƣợc phim âm, từ đó chế bản lam trên giấy vẽ chất lƣợng cao.
- Chuẩn bị đế vẽ, chuyển các điểm khống chế trắc địa, điểm góc khung, điểm lƣới toạ độ, dựa vào các điểm này để nắn chỉnh và ghép dán lam vẽ thành một nền vẽ hoàn chỉnh của bản biên vẽ.
- Lần lƣợt biên vẽ, đồng thời tổng quát hoá các đối tƣợng nội dung của bản đồ và ghi chú. - Kiểm tra và sửa chữa lỗi, hoàn thành bản gốc biên vẽ.
- Thanh vẽ, chế bản và in bản đồ. ii. Công nghệ số
Trong công nghệ số cũng phân biệt hai phƣơng án: một là phƣơng án kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ số, hai là phƣơng án thuần tuý công nghệ số. Hai phƣơng án này chỉ khác nhau ở chỗ: Trong phƣơng án thứ nhất thì việc biên vẽ đƣợc ngƣời biên vẽ thực hiện thủ cơng bên ngồi máy tính. Phƣơng án này đƣợc áp dụng khi việc biên vẽ có nhiều khó khăn phức tạp, và ngƣời biên
vẽ chƣa có kinh nghiệm biên vẽ trên máy. Trong phƣơng án thứ hai thì việc biên vẽ đƣợc thực hiện trên màn hình máy tính theo tƣơng tác ngƣời - máy.
1. Công tác chuẩn bị bao gồm các cơng việc: cài đặt, bảo trì phần mềm hệ thống và mạng cho máy tính, thiết lập các thƣ mục, các tệp tin, lập thủ tục làm việc (Project) của máy tính, các tệp tin chuẩn trong thành lập bản đồ; phân loại, phân lớp, mã hoá các đối tƣợng bản đồ và chuẩn bị các bảng dữ liệu.
2. Quét các tài liệu bản đồ. Trƣớc khi quét, những bản đồ giấy có các nét in bằng màu khơng bắt ánh sáng thì cần phải đƣợc tơ lại bằng màu khác, sau đó đƣa lên máy quét (scanner). Tuỳ theo chất lƣợng tài liệu và yêu cầu mà có thể quét ở độ phân giải khác nhau. Kết quả ta đƣợc sản phẩm dạng raster của bản đồ quét, gọi là ảnh quét. Nếu các bản đồ tài liệu là bản đồ số thì khơng cần qt.
3. Nắn, ghép bản đồ. Tiếp theo, các ảnh quét cần đƣợc nắn và định vị về đúng vị trí và ghép với nhau theo phạm vi của tờ bản đồ cần thành lập (tạm gọi là bản nền tài liệu). Các điểm đƣợc dùng trong nắn ảnh quét, có thể là: các điểm góc khung, điểm trắc địa, điểm của lƣới toạ độ. Nếu các bản đồ tài liệu có lƣới chiếu khác với bản đồ thành lập thì phải dùng các điểm lƣới toạ độ của bản đồ thành lập để nắn chỉnh
4. Biên vẽ theo phƣơng án thứ nhất (vẽ thủ công): Từ các file ảnh nắn tạo ra bản nền màu lam trên giấy vẽ hoặc trên bản nhựa trong (diamat) để biên vẽ nội dung của bản đồ theo truyền thống, kiểm tra và sửa chữa bản biên vẽ. Sau đó quét bản gốc biên vẽ và nắn ảnh quét, thu đƣợc bản gốc biên vẽ ở dạng raster, cho nên nó cần đƣợc véc tơ hố.
5. Biên vẽ theo phƣơng án thứ hai (vẽ trên máy): Việc biên vẽ đƣợc tiến hành trên máy, dựa vào bản nền tài liệu (đã nắn chỉnh) dạng ảnh raster. Véc tơ hoá các đối tƣợng vẽ bản đồ trên ảnh rasrer, đồng thời lựa chọn đối tƣợng và khái quát hoá đƣờng nét. Biên vẽ các đối tƣợng nội dung của bản đồ: gán ký hiệu, sắp đặt mối quan hệ vị trí giữa các đối tƣợng, gán màu sắc, ghi chú địa danh và ghi chú thuyết minh, …
6. Kiểm tra, chỉnh sửa trên máy, in phun trên giấy, kiểm tra và hoàn thiện bản gốc biên vẽ, lƣu bản gốc biên vẽ trên đĩa CD.
7. Biên tập phim chế bản, tạo bản gốc số ghi trên đĩa CD và in ra phim. 8. Từ phim chế bản, chế khuôn in.
9. In bản đồ trên máy in offset.