h. Biểu hiện động lực đối tượng
4.4.5 PHƢƠNG PHÁP ĐƢỜNG ĐẲNG TRỊ
Các đƣờng đẳng trị (chữ Hilap “usos” có ý nghĩa bằng nhau, đồng nhất) là những đƣờng cong mềm mại nối các điểm có cùng một trị số số lƣợng trên bản đồ. Chỉ số số lƣợng này đặc trƣng cho hiện tƣợng hoạ đồ. Các đƣờng đẳng trị có tính cổ điển là các đƣờng bình độ hoặc các đƣờng đẳng cao trên bản đồ địa hình - những đƣờng cong nối các điểm có cùng độ cao trên bản đồ. Ngày nay chúng đƣợc sử dụng rộng rãi trong các bản đồ khí hậu, bản đồ từ trƣờng, bản đồ địa chấn ..., là những bản đồ mà các hiện tƣợng đƣợc biểu hiện có sự phân bố rộng lớn liên tục và biến thiên từ từ trong khơng gian. Vì thế phƣơng pháp đƣờng đẳng trị đƣợc sử dụng chủ yếu và phổ biến trên các bản đồ thể hiện các hiện tƣợng có sự phổ biến tồn bộ, liên tục trên lãnh thổ và biến đổi từ từ về lƣợng từ nơi này đến nơi khác, khơng có những biến đổi đột biến, đứt quãng hoặc nhảy vọt. Tuỳ thuộc vào đối tƣợng đƣợc thể hiện, mà các đƣờng đẳng trị có tên gọi khác nhau nhƣ đƣờng đẳng cao (đƣờng bình độ), đƣờng đẳng nhiệt, đƣờng đẳng áp, đƣờng đẳng mƣa, đƣờng đẳng từ thiên, v.v...
Các đƣờng đẳng trị đƣợc sử dụng để biểu hiện những hiện tƣợng phân bố liên tục, biến đổi về lƣợng dần dần trong không gian, cho phép ngƣời sử dụng bản đồ có thể xác định đƣợc số lƣợng của đối tƣợng ở những điểm bất kì trên bản đồ nằm ngồi các đƣờng đẳng trị bằng phƣơng pháp nội suy và thông qua khoảng cách giữa các đƣờng đẳng trị, có thể biết đƣợc biên độ biến thiên (gradien) của hiện tƣợng. Cụ thể là trên các bản đồ địa hình, dựa vào các đƣờng bình độ, có thể xác định độ cao của mọi địa điểm trên bản đồ, xác định đƣợc độ dốc địa hình và các dạng địa hình khác nhau. Đây là một ƣu thế mà khơng một phƣơng pháp biểu hiện địa hình nào có đƣợc. Vì thế phƣơng pháp các đƣờng đẳng trị đƣợc sử dụng phổ biến trên các bản đồ địa hình, và bản đồ khí hậu.
Để vẽ đƣợc các đƣờng đẳng trị, trƣớc hết, trên bản đồ phải xác định giá trị về lƣợng của đối tƣợng ở những điểm xác định. Về nguyên tắc, mật độ các điểm xác định này càng dày, tính xác thực của đƣờng bình độ càng cao và sự thể hiện càng dễ dàng. Sau đó tính nội suy để tìm các đƣờng có cùng giá trị và nối các điểm có cùng một trị số số lƣợng với nhau bằng những đƣờng cong mềm mại - đó là các đƣờng đẳng trị.
Bản đồ đƣợc thể hiện bằng phƣơng pháp đƣờng đẳng trị bao giờ cũng gồm một hệ thống các đƣờng đẳng trị, vì thế vấn đề xác định biên độ (khoảng cách đều về lƣợng) các đƣờng đẳng trị là cực kì quan trong, quyết định chất lƣợng bản đồ. Sự chính xác này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm đối tƣợng, vào sự biến thiên của đối tƣợng, vào mức độ đầy đủ, chính xác của tài liệu gốc. Ngồi ra cịn phải căn cứ vào mục đích và yêu cầu của bản đồ, tỉ lệ bản đồ. Những yếu tố này là căn cứ để qui định biên độ giữa các đƣờng đẳng trị (khoảng cách về lƣợng giữa các đƣờng đẳng trị). Đối với các bản đồ dùng để tra cứu, thiết kế có tỉ lệ lớn, cần xác định các đƣờng đẳng trị có biên độ hẹp hơn so với các bản đồ giáo khoa và các bản đồ có tỉ lệ nhỏ. Sự biến thiên của đối tƣợng chậm, biên độ các đƣờng đẳng trị phải đƣợc xác định nhỏ hơn so với sự biến thiên nhanh. Ví dụ đối với bản đồ địa hình, biên độ các đƣờng đẳng trị (khoảng cao đều) ở các vùng đồng bằng hoặc đồi núi thấp phải nhỏ hơn biên độ các đƣờng đẳng trị ở các vùng núi cao, độ dốc lớn.
Về nguyên tắc chung, trên cùng một bản đồ, các đƣờng đẳng trị có cùng một biên độ là tốt nhất. Điều này sẽ thuận lợi cho sự đọc bản đồ, dễ dàng nhận biết đặc điểm khái quát của hiện tƣợng, đối tƣợng. Song thực tế, các hiện tƣợng có sự phân hố theo khơng gian, có sự biến đổi về cƣờng độ
hoặc số lƣợng giữa nơi này với nơi khác. Vì thế, sự giữ đồng nhất một biên độ của các đƣờng đẳng trị đơi khi khơng thích hợp, mà phải sử dụng một vài thang biên độ. Ví dụ: ở bản đồ địa hình, có thể sử dụng khoảng cao đều của các đƣờng đẳng cao là 5m - 10m, cho vùng đồng bằng, vùng đồi núi là 25m, 50m và vùng núi cao có thể là 100m hoặc lớn hơn.
Để nâng cao tính trực quan và nhấn mạnh thêm các đặc trƣng số lƣợng, trên cơ sở các đƣờng đẳng trị, có thể kết hợp thêm nền màu. Các nền màu khác nhau giữa hệ thống các đƣờng đẳng trị khơng những cho ta dễ nhận biết đƣợc đặc tính về lƣợng của đối tƣợng mà thơng qua đó cịn nhận thức và phân biệt đƣợc đặc tính về chất của đối tƣợng.
Ví dụ, ở bản đồ nhiệt thế giới, với nền màu khác nhau giữa các đƣờng đẳng nhiệt 00, 100, 200, 300... có thể nhận biết đƣợc một cách dễ dàng các đới khí hậu.
Phƣơng pháp các đƣờng đẳng trị không trực tiếp biểu hiện chất lƣợng hiện tƣợng, mà ẩn dƣới đặc trƣng số lƣợng. Có thể thơng qua đặc trƣng số lƣợng tìm thấy đặc trƣng chất lƣợng. Ví dụ qua sự phân bố các đƣờng đẳng nhiệt, đẳng mƣa, biết đƣợc đặc điểm khí hậu của lãnh thổ.
Phƣơng pháp các đƣờng đẳng trị cũng có thể phản ánh động lực đối tƣợng theo thời gian bằng sự sử dụng các đƣờng đẳng trị có màu khác nhau. Ví dụ sự khác nhau giữa các đƣờng đẳng nhiệt, đẳng áp tháng Giêng và tháng Bảy, v.v...
Phƣơng pháp các đƣờng đẳng trị thể hiện đơn giản, trực quan và khơng địi hỏi những thuyết minh phức tạp trong phần chú giải, tiết kiệm diện tích thể hiện trên bản đồ. Trên cùng một bản đồ
có thể sử dụng đồng thời nhiều hệ thống các đƣờng đồng mức (phân biệt bằng màu) đặc trƣng cho các đối tƣợng khác nhau hoặc cũng có thể phối hợp với các phƣơng pháp biểu hiện khác. Ví dụ trên bản đồ khí hậu, có thể đồng thời biểu hiện cả đặc trƣng nhiệt độ, lƣợng mƣa, áp xuất khí quyển, gió, v.v...
Quan sát 2 trang bản đồ và cho biết Hà nội có số ngày trong năm có nhiệt độ tối cao lớn hơn 35 độ C và số ngày trong năm có nhiệt độ tối thấp nhỏ hơn 15 độ C là bao nhiêu?
Từ 10-20 và từ 80-100.