PHƢƠNG PHÁP BẢNĐỒ ĐỒ GIẢI (CARTOGRAM)

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 91 - 95)

h. Biểu hiện động lực đối tượng

4.4.10 PHƢƠNG PHÁP BẢNĐỒ ĐỒ GIẢI (CARTOGRAM)

Phƣơng pháp Bản đồ đồ giải là phƣơng pháp đƣợc dùng để biểu hiện cƣờng độ trung bình (giá trị tƣơng đối) của các đối tƣợng, hiện tƣợng địa lí theo các đơn vị lãnh thổ. Đơn vị lãnh thổ có thể là đơn vị hành chính, vùng tự nhiên, vùng kinh tế, nhƣng thƣờng gặp là các đơn vị hành chính. Ví dụ mật độ dân số trên 1km2, năng suất cây trồng trên 1km2 đất canh tác của xã, huyện, tỉnh, v.v… Cũng nhƣ phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ, phƣơng pháp Bản đồ đồ giải đƣợc thành lập trên cơ sở của số liệu thống kê theo các đơn vị lãnh thổ, không chú ý đến đặc điểm phân bố cụ thể của đối tƣợng, hiện tƣợng.

Khác với phƣơng pháp Bản đồ biểu đồ, phƣơng pháp Bản đồ đồ giải chỉ thể hiện cƣờng độ trung bình, những chỉ số tƣơng đối của đối tƣợng, hiện tƣợng trong phạm vi lãnh thổ. Chỉ số này đƣợc hình thành từ mối quan hệ của hai chỉ số tuyệt đối nào đó trên cơ sở chia hai dãy số tuyệt đối trong cùng đơn vị lãnh thổ,hoặc từ việc tính tốn các tỉ lệ phần trăm. Ví dụ mật độ dân số là kết quả tính

đƣợc từ tổng số dân trên diện tích lãnh thổ; năng suất lúa là thƣơng số của sản lƣợng lúa và diện tích canh tác, v.v…

Các cƣờng độ trung bình của đối tƣợng đƣợc biểu hiện trên các đơn vị lãnh thổ bản đồ không theo sự biến thiên liên tục, mà đƣợc chia ra các nhóm, tạo thành các thang cấp bậc. Mỗi thang cấp bậc đƣợc chọn một cƣờng độ màu sắc hoặc nét chải. Khi thể hiện trên bản đồ, các đơn vị lãnh thổ của đối tƣợng có chỉ số tƣơng đối thuộc thang bậc nào thì đƣợc thể hiện bằng màu sắc hoặc nét chải đã đƣợc xác định của thang bậc ấy.

Đặc tính số lƣợng của đối tƣợng đƣợc thể hiện theo nguyên tắc thang bậc, nên vấn đề lựa chọn hợp lí hệ thống thang bậc có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định chất lƣợng bản đồ. Việc lựa chọn thang bậc phải đƣợc tiến hành trên cơ sở phân tích hệ thống các chỉ số tƣơng đối của đối tƣợng theo các đơn vị lãnh thổ, không chỉ trên cơ sở các số liệu thống kê mà cịn phải tính đến cả mối quan hệ kinh tế, đặc trƣng đối tƣợng .

Chất lƣợng của phƣơng pháp Bản đồ đồ giải phụ thuộc vào hệ thống phân chia các đơn vị lãnh thổ và hệ thống thang bậc thể hiện nội dung số liệu. Các đơn vị lãnh thổ càng nhỏ và biên độ (khoảng cách) số lƣợng của thang bậc càng nhỏ thì đặc trƣng địa lí của các đối tƣợng, hiện tƣợng hoạ đồ và mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao. Tuy nhiên, nếu quá nhiều thang bậc thì sự phân biệt về màu sắc khó khăn, tính rõ ràng của bản đồ bị hạn chế. Vì thế, phải tuỳ theo mục đích thành lập bản đồ và đặc trƣng các chỉ số tƣơng đối của đối tƣợng mà chọn hệ thống các thang bậc thích hợp. Theo kinh nghiệm, một bản đồ không nên sử dụng quá 6 hoặc 7 thang bậc. Có thể chọn biên độ thang theo cấp số cộng, cấp số nhân hoặc thang hỗn hợp.

Thang cấp số cộng đƣợc tính theo nguyên tắc: a; a+b; a+b+b; .....

Ví dụ: nhỏ hơn 50

Từ 101 - 150 Từ 151 - 200,v.v...

Thang cấp số nhân đƣợc tính theo nguyên tắc: a; ak; ak2; ak3;

Ví dụ: nhỏ hơn 100

Từ 101 - 1000 Từ 1001 - 10.000

Từ 10001 - 100.000,v.v... Thang hỗn hợp đƣợc tính tuỳ ý.

Thang theo cấp số cộng thƣờng đƣợc sử dụng khi cƣờng độ các đối tƣợng thay đổi chậm với biên độ không lớn (các cƣờng độ nhỏ nhất và lớn nhất chênh nhau không quá nhiều).

Thang theo cấp số nhân thƣờng đƣợc vận dụng khi cƣờng độ các đối tƣợng thay đổi nhanh với biên độ lớn.

Thang hỗn hợp thƣờng đƣợc vận dụng khi cƣờng độ các đối tƣợng biến đổi thất thƣờng, đột biến, phân tán.

Sau khi đã có hệ thống thang bậc hợp lí, trên bản đồ đánh số các đơn vị lãnh thổ có cƣờng độ nằm trong các thang bậc đã xác định, sau đó thể hiện bằng màu sắc hoặc các nét chải đã qui định cho các thang bậc.

Phƣơng pháp Bản đồ mật độ sử dụng rất có hiệu quả trong việc nêu lên những số lƣợng tƣơng đối của các đối tƣợng, hiện tƣợng địa lí phân bố theo các đơn vị lãnh thổ khác nhau của lãnh thổ hoạ đồ. Sự thành lập bản đồ tƣơng đối đơn giản, dễ chế biến, sử lí số liệu và bản đồ có tính trực quan cao. Tài liệu thành lập bản đồ dễ thu thập, chỉ cần có các số liệu thống kê các đối tƣợng cần biểu hiện theo các đơn vị lãnh thổ và trên bản đồ nền có sự phân chia lãnh thổ tƣơng ứng. Vì thế phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rất phổ biến ở cả các bản đồ địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội.

Quan sát bản đồ và cho biết, cách nhận biết nhanh một bản đồ thể hiện bằng phƣơng pháp bản đồ đồ giải khác phƣơng pháp nền chất lƣợng cơ bản ở chỗ nào?

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)