PHƢƠNG PHÁP NỀN CHẤT LƢỢNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 79 - 82)

h. Biểu hiện động lực đối tượng

4.4.6 PHƢƠNG PHÁP NỀN CHẤT LƢỢNG

Để biểu hiện đặc trƣng định tính đối với các hiện tƣợng phân bố liên tục trên mặt đất (lớp phủ thực vật, thổ nhƣỡng, khí hậu, địa chất...) hoặc các hiện tƣợng phân bố phân tán theo khối (dân cƣ, dân tộc ...) trên bản đồ, ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng pháp nền chất lƣợng.

Phƣơng pháp nền chất lƣợng đƣợc dùng để đặc trƣng sự khác nhau về chất của các hiện tƣợng hoạ đồ giữa các bộ phận (vùng) của lãnh thổ. Ví dụ sự phân bố các loại nham thạch khác nhau trên bản đồ địa chất, các quần thể thực vật khác nhau trên bản đồ thực vật, các loại đất khác nhau trên bản đồ thổ nhƣỡng, các vùng cƣ trú của các dân tộc khác nhau trên bản đồ dân cƣ - dân tộc, các vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau trên bản đồ kinh tế, v.v...

Một bản đồ đƣợc thành lập bằng phƣơng pháp nền chất lƣợng, trên bản đồ đƣợc phân chia thành những vùng theo những dấu hiệu nhất định nào đó và đƣợc giới hạn bởi những đƣờng ranh giới cụ thể. Mỗi vùng đƣợc thể hiện bằng màu sắc khác nhau hoặc các nét chải khác nhau và cũng có thể là các tiêu đề, các chữ số qui ƣớc.

Với cách thể hiện này, về hình thức, phƣơng pháp nền chất lƣợng rất dễ lầm lẫn với phƣơng pháp vùng phân bố và phƣơng pháp đồ giải (phƣơng pháp Cartogam), nhƣng về bản chất, phƣơng pháp nền chất lƣợng hoàn toàn khác các phƣơng pháp biểu hiện trên. Phƣơng pháp đồ giải biểu hiện cƣờng độ (về lƣợng) của hiện tƣợng, còn phƣơng pháp nền chất lƣợng biểu hiện đặc tính (về chất) của hiện tƣợng. Phƣơng pháp các vùng phân bố biểu hiện cụ thể các hiện tƣợng phân bố phân tán, riêng lẻ; mỗi khu vực của hiện tƣợng cô lập với nhau. Ranh giới các vùng phân bố có thể khơng đƣợc thể hiện hoặc thể hiện chồng chéo lên nhau, nếu nhƣ trên thực tế chúng có sự chồng chéo đó. Cịn phƣơng pháp nền chất lƣợng hoàn toàn khác, đƣờng ranh giới giữa các vùng có sự phân định rõ ràng, khơng chồng chéo lên nhau, các vùng có sự khác nhau về chất nhƣng vẫn có mối quan hệ với nhau, do chúng đƣợc phân chia theo những hệ thống phân loại nhất định.

Vì thế, khi thành lập bản đồ theo phƣơng pháp nền chất lƣợng, điều quan trọng nhất và thực hiên đầu tiên là khởi thảo sự phân loại hiện tƣợng biểu hiện. Tuỳ thuộc vào đối tƣợng, hiện tƣợng biểu hiện mà lựa chọn sự phân loại khác nhau: phân loại theo một dấu hiệu phân loại nhất định hoặc phân loại tổng hợp.

Phân loại theo một dấu hiệu phân loại nhất định thƣờng đƣợc vận dụng trong trƣờng hợp đối tƣợng biểu hiện là một hiện tƣợng cụ thể. Ví dụ ở bản đồ địa chất, đối tƣợng biểu hiện là cấu trúc địa chất của lãnh thổ, dấu hiệu phân loại đƣợc lựa chọn theo sự phân loại địa chất. Dấu hiệu chính đƣợc đƣa ra đầu tiên là nham trầm tích và nham macma (theo nguồn gốc phát sinh), kế đó tiếp tục các cấp phân loại thấy hơn theo thành phần thạch học và thời kì hình thành. Ở bản đồ dân tộc, dấu hiệu phân loại chính là các dịng ngơn ngữ, dƣới đó là các dân tộc.( Ví dụ Bản đồ phân bố dân tộc trong tập Atlat Quốc gia Việt Nam).

Có thể dùng nét chải khác hoặc nền màu để biểu thị núi đá đƣợc khơng? Có lƣu ý gì khi dùng nền màu khác?

Có. Tránh các màu dễ lẫn với những màu đã thể hiện. Nên chọn màu đặc trƣng hoặc nét chải khác.

Phức tạp hơn là phân loại tổng hợp - sự phân loại dựa trên sự phối hợp nhiều dấu hiệu khác nhau. Ví dụ nhƣ bản đồ phân vùng nơng nghiệp. Sự phân chia các vùng đƣợc thực hiện trên hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế, theo sự tƣơng quan giữa các ngành khác nhau của sản xuất nông nghiệp và tỉ lệ hàng hố của các ngành đó. Tuỳ thuộc vào chủ đề bản đồ, tính đầy đủ của các dấu hiệu cũng nhƣ phƣơng thức kết hợp các dấu hiệu đó mà lựa chọn dấu hiệu phân loại chính và từ đó xác định sự phân hố khơng gian của đối tƣợng. Khi thành lập các bảng phân loại các kiểu hiện tƣợng cần đảm bảo sự thống nhất và tính liên tục của bảng phân loại. Cần phải lấy các dấu hiệu chính làm cơ sở cho sự phân loại. Nhƣ vậy sự khởi thảo và lựa chọn các dấu hiệu phân loại là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu khi thực hiện phƣơng pháp nền chất lƣợng. Bƣớc tiếp theo là trên cơ sở những chỉ tiêu của sự phân loại đã đƣợc xác định, vạch các đƣờng ranh giới lãnh thổ phân chia các vùng có sự đồng nhất về mặt tính chất (chất lƣợng). Sự xác định các đƣờng ranh giới trên bản đồ có thể thực hiện bằng sự đo vẽ thực địa (thƣờng là các bản đồ tự nhiên), hoặc trên cơ sở các nguồn tài liệu bản đồ, ảnh máy bay, ảnh vệ tinh và các nguồn tài liệu văn bản khác. Việc vạch các đƣờng ranh giới không mấy khó khăn, nếu nhƣ ranh giới của chúng trên thực địa đã có các mốc xác định (ranh giới phân chia chính trị - hành chính), hoặc có thể quan sát đƣợc cụ thể (giới hạn các loại đất đá ...). Phức tạp nhất là đối với những hiện tƣợng có sự thay đổi từ từ trong khơng gian qua một dải chuyển tiếp (khí hậu, thực vật, v.v…).

Sau khi đã vạch đƣợc các đƣờng ranh giới trên bản đồ công việc tiếp theo là tô màu hoặc dùng các nét chải khác nhau đã qui định, thể hiện theo các vùng xác định.

Trên một bản đồ, có thể dùng kết hợp hai, hoặc thậm chí ba hệ thống nền chất lƣợng, tất nhiên không thể cùng dùng màu chồng phủ lên nhau, mà phải thay bằng sự thể hiện khác nhƣ nét chải chẳng hạn. Ví dụ ở bản đồ thổ nhƣỡng, nền màu thể hiện sự phân chia các loại đất theo nguồn gốc, còn nét vạch thể hiện thành phần cơ giới của đất v.v...

này cho phép bản đồ phản ánh đƣợc nhiều hiện tƣợng khác nhau, nội dung bản đồ phong phú nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc tính sáng sủa, độ dễ đọc của bản đồ.

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)