PHƢƠNG PHÁP KÍ HIỆU ĐƢỜNG CHUYỂN ĐỘNG

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 84 - 87)

h. Biểu hiện động lực đối tượng

4.4.8 PHƢƠNG PHÁP KÍ HIỆU ĐƢỜNG CHUYỂN ĐỘNG

Sự biểu hiện bản đồ, không phải ở bản đồ nào cũng nêu lên sự phân bố, số lƣợng hoặc chất lƣợng của các đối tƣợng, hiện tƣợng, mà nhiều trƣờng hợp sự vận động theo không gian và thời gian của hiện tƣợng mới là đặc trƣng quan trọng của hiện tƣợng cần đƣợc phản ánh. Ví dụ sự di chuyển của các dịng biển, sự di cƣ của các loài chim, sự di dân, sự lƣu chuyển hàng hoá, hƣớng hành quân,

v.v… Đặc tính này có thể đƣợc biểu hiện qua nhiều phƣơng pháp biểu hiện, nhƣng phƣơng pháp biểu hiện trực tiếp và có ƣu thế nhất là phƣơng pháp kí hiệu đƣờng chuyển động - một phƣơng pháp biểu hiện bản đồ đặc trƣng cho sự vận động.

Phƣơng pháp kí hiệu đƣờng chuyển động là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để thể hiện trên bản đồ sự dịch chuyển (chuyển động) của các đối tƣợng, hiện tƣợng địa lí. Các đối tƣợng, hiện tƣợng đƣợc biểu hiện có thể là các hiện tƣợng tự nhiên (các dịng hải lƣu, hƣớng di cƣ của các lồi chim …), các hiện tƣợng kinh tế - xã hội (nhƣng sự di dân, sự trao đổi hàng hố….), các mối liên hệ chính trị - lịch sử và các hƣớng tiến công trong các chiến dịch quân sự v.v…

Phƣơng pháp kí hiệu đƣờng chuyển động đƣợc sử dụng đối với mọi đối tƣợng bất kể đối tƣợng đó tồn tại dƣới dạng phân bố nhƣ thế nào: theo điểm (sự chuyển động của một con tàu), theo đƣờng (sự chuyển dịch của các front), theo diện liên tục (sự di chuyển của các khối khí), theo diện phân tán (sự di trú của các đàn gia súc chăn thả), v.v…

Phƣơng pháp kí hiệu đƣờng chuyển động có khả năng phản ánh mọi đặc tính chuyển động của các đối tƣợng hoạ đồ nhƣ đƣờng chuyển dịch, hƣớng chuyển dịch, phƣơng thức chuyển dịch, tốc độ chuyển dịch, cƣờng độ chuyển dịch và chất lƣợng, cấu trúc của các hiện tƣợng chuyển dịch. Tuy nhiên không phải bất cứ hiện tƣợng nào cũng cần đặc trƣng tất cả các mặt nhƣ vậy, mà tuỳ thuộc vào mục đích bản đồ, đặc điểm đối tƣợng, hiện tƣợng.

Với những đặc tính đó, phƣơng pháp kí hiệu đƣờng chuyển động đƣợc sử dụng rộng rãi trên nhiều bản đồ, cả bản đồ địa lí đại cƣơng và bản đồ chuyên đề, đặc biệt trên các bản đồ lịch sử, bản đồ quân sự, bản đồ khí hậu và bản đồ các mối quan hệ kinh tế - xã hội.

Phƣơng tiện chủ yếu của phƣơng pháp kí hiệu đƣờng chuyển động để biểu hiện sự chuyển dịch của các đối tƣợng, hiện tƣợng hoạ đồ là các vectơ (mũi tên). Thơng qua hình thức của các vectơ có thể phản ánh hƣớng chuyển dịch, số lƣợng, chất lƣợng và cấu trúc của các đối tƣợng, hiện tƣợng biểu hiện.

Số lƣợng hiện tƣợng đƣợc thể hiện bằng chiều dài hoặc chiều rộng của các vectơ. Chất lƣợng hiện tƣợng đƣợc thể hiện bằng màu sắc của vectơ và cấu trúc của hiện tƣợng đƣợc thể hiện theo các đoạn hoặc các dải trong vectơ có tỉ lệ tƣơng ứng với các thành phần của đối tƣợng.

Một phƣơng tiện thể hiện khác cũng đƣợc dùng tƣơng đối phổ biến, đặc biệt là ở các bản đồ “Các mối liên hệ kinh tế” là các dải băng. Các dải băng đƣợc đặt dọc theo tuyến di chuyển của hiện tƣợng kèm với mũi tên định hƣớng. Độ rộng của dải băng thể hiện số lƣợng của hiện tƣợng. Ví dụ trên bản đồ kinh tế giao thông, là lƣu lƣợng hành khách hoặc lƣu lƣợng hàng hoá vận chuyển trên tuyến đƣờng. Chất lƣợng và cấu trúc bên trong của hiện tƣợng chuyển dịch đƣợc thể hiện bằng màu sắc hoặc các nét chải khác nhau.

Phƣơng pháp kí hiệu đƣờng chuyển động biểu hiện sự chuyển dịch của các hiện tƣợng, đối tƣợng có thể thể hiện ở các mức độ khác nhau: Truyền đạt chính xác các tuyến chuyển dịch từ điểm đầu đến điểm cuối và truyền đạt sơ lƣợc. Sự truyền đạt chính xác đƣợc thể hiện bằng các vectơ hoặc các

dải băng bố trí trùng với các đƣờng di chuyển của hiện tƣợng (đƣờng sắt, đƣờng ô tô, đƣờng thuỷ …) trên cả đoạn đƣờng di chuyển. Truyền đạt sơ lƣợc thƣờng chỉ thể hiện các vectơ ở điểm xuất phát và điểm kết tthúc sự vận động của các đối tƣợng, hiện tƣợng.

Quan sát trang bản đồ và cho biết, phƣơng pháp đƣờng chuyển động (hay ký hiệu chuyển động) khác cơ bản phƣơng pháp ký hiệu hình tuyến ở chỗ nào?

Chỉ cần điểm đầu và điểm cuối là chính xác về mặt vị trí.

Một phần của tài liệu Bài giảng Bản đồ học đại cương - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)