Khi ủy nhiệm quyền hạn thì phải ủy nhiệm trách nhiệm, bởi vì nếu chỉ ủy nhiệm quyền hạn khơng thơi thì người được ủy nhiệm có thể lợi dụng quyền hạn này để mưu cầu lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, theo quan điểm cổ điển cho rằng người ta chỉ có thể ủy nhiệm quyền hạn chứ khơng thể ủy nhiệm trách
Giám đốc Xí nghiệp 2 Giám đốc Xí nghiệp 1
Đội trưởng đội …
Đội trưởng đội A Đội trưởng đội E
Giám đốc Xí nghiệp 3 Giám đốc cơng ty XD
nhiệm, bởi vì trách nhiệm sau cùng vẫn thuộc về cấp trên (người ủy quyền). Do vậy, để có quyền hạn lại vừa có trách nhiệm, các tác giả cổ điển phân biệt hai loại trách nhiệm: trách nhiệm điều hành (operating responsibility) và trách nhiệm tối hậu (ultimate responsibility). Mục đích phân loại trách nhiệm này nhằm nhấn mạnh đến trách nhiệm cuối cùng của người ủy quyền và trách nhiệm điều hành của người được ủy quyền. Chỉ có trách nhiệm điều hành mới được ủy nhiệm để tương xứng với quyền hạn được ủy nhiệm. Trách nhiệm tối hậu không được ủy nhiệm cho ai cả.
3.2.2. Tầm hạn kiểm soát
Khái niệm tầm hạn kiểm soát: Tầm hạn kiểm soát (span of control) là số
người (hoặc số bộ phận) cấp dưới chịu sự điều khiển công tác của một người cấp trên.
Ví dụ về tầm hạn kiểm soát bằng 4 của một phòng Kỹ thuật của một công ty “X”:
Hình 3.2: Tầm hạn kiểm sốt bằng 4
Tầm hạn kiểm sốt càng rộng lớn thì tổ chức càng có hiệu năng. Nhưng tầm hạn kiểm sốt cịn phụ thuộc vào trình độ của người cấp trên. Vì vậy, xu hướng cải tiến cơ cấu tổ chức là biến tổ chức hình tháp nhiều tầng thành hình tháp ít tầng, có đáy tháp khơng đổi theo hình 3.3.
Hình 3.3: Xu hướng cải tiến cơ cấu tổ chức
Trưởng phòng Kỹ thuật
3.2.3. Phân cấp và ủy quyền trong quản lý