Mơi trường vi mô (hay Môi trường đặc thù)

Một phần của tài liệu giáo trình nhập môn quản trị kinh doanh (Trang 27 - 30)

1) Khái niệm: Môi trường vi mô hay cịn gọi là mơi trường đặc thù

(specific environment) là một phần của mơi trường, có liên quan đến từng tổ chức và tác động mạnh vào tổ chức làm ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

2) Phân loại: Đối với từng loại hình tổ chức khác nhau thì có có các yếu

tố mơi trường vi mơ khác nhaụ

Ví dụ: Đối với tổ chức là doanh nghiệp, các yếu tố đó là: Khách hàng; Đối thủ cạnh tranh; Các nhà cung ứng; Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

2.1) Khách hàng

Vấn đề khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với với các đối thủ cạnh tranh. Một vấn đề mấu chốt khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ.

Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn.

Người mua có nhiều thế mạnh hơn khi họ có các điều kiện sau:

• Lượng hàng người mua chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng hàng bán ra của doanh nghiệp, như lượng bán hàng mà hãng General Motors mua của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện nhỏ;

• Việc chuyển sang mua hàng của người khác khơng gây nhiều tốn kém; • Người mua đưa ra tín hiệu đe dọa đáng tin cậy sẽ mua hàng của các bạn hàng cung ứng khác, như các hãng sản xuất ơ tơ thường làm;

• Sản phẩm của người bán ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của người muạ

Nếu sự tương tác của các điều kiện nói trên làm cho doanh nghiệp khơng đạt được mục tiêu của mình thì doanh nghiệp phải cố gắng thay đổi vị thế của mình trong việc thương lượng giá bằng cách thay đổi một hoặc nhiều điều kiện nói trên hoặc là phải tìm khách hàng ít có ưu thế hơn.

2.2) Đối thủ cạnh tranh

Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là các đối thủ cạnh tranh quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành.

Mức độ cạnh tranh dữ dội phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của

ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa sản phẩm. Sự hiện hữu của các yếu tố này có xu hướng làm tăng nhu cầu hoặc nguyện vọng của doanh nghiệp muốn đạt được và bảo vệ thị phần của mình. Vì vậy chúng làm cho sự cạnh tranh thêm gay gắt.

Các doanh nghiệp cần nhận thấy rằng quá trình cạnh tranh không ổn định. Chẳng hạn, trong các ngành cơng nghiệp phát triển chín muồi thường sự cạnh tranh mang tính chất dữ dội khi mức tăng trưởng và lợi nhuận bị suy giảm. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh mới và các giải pháp công nghệ mới cũng thường làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thơng quạ

2.3) Các nhà cung ứng

Các doanh nghiệp cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau, như vật tư, thiết bị, lao động và tài chính. Bao gồm người bán vật tư, thiết bị; người cung cấp vốn; và nguồn lao động.

Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 2 phương pháp quản lý đối với các nhà cung ứng:

 Phương pháp cạnh tranh cách kéo giữa các nguồn hàng

Phương pháp này được tiến hành thông qua các biện pháp kinh tế như giá cả, lựa chọn nhà cung ứng theo phương thức chào hàng cạnh tranh hay đấu thầụ Ưu điểm là tìm được nguồn hàng giá thấp. Nhược điểm (theo W. Deming) là nếu doanh nghiệp kéo dài chính sách tìm kiếm mọi thứ mua vào giá rẻ mà ít chú ý đến chất lượng và dịch vụ có thể dẫn đến đẩy những nhà cung ứng tốt ra khỏi hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Phương pháp lựa chọn và xây dựng quan hệ bạn hàng lâu dài (lý

thuyết về chuỗi giá trị)

Phương pháp này có ưu điểm là sử dụng ít nguồn cung ứng, có được sự cam kết cao và loại trừ được sự biến động chất lượng sản phẩm do yếu tố đầu vào, giảm thủ tục hành chính và kế toán. Đây là phương pháp phổ biến của các doanh nghiệp hiện đạị

2.4) Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan

Các chính sánh của các cơ quan quản lý nhà nước có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp sau:

Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, không đối đầu với pháp luật.

Tạo niềm tin đối với cơ quan quản lý nhà nước để giành được nhiều hợp đồng từ nguồn vốn nhà nước.

Nắm vững chủ trương, đường lối, nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ để tìm hướng phát triển doanh nghiệp.

1.7. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT VỀ QUẢN LÝ

Các hoạt động quản lý đã có từ hàng ngàn năm trước. Các Kim tự tháp Ai Cập và Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là chứng tích của các dự án quy mơ lớn. Điều đó cho thấy rằng các tổ chức đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước và quản lý đã được thực hiện cùng trong thời gian đó [8,11,12]. Nhưng chưa được đúc kết thành lý thuyết. Giai đoạn này lý thuyết quản lý chưa tách khỏi triết học. Mà chủ yếu là thứ triết học - quản lý xã hội (lý thuyết cai trị). Giai đoạn này có một số trường phái sau đâỵ

1.7.1. Các tư tưởng quản lý cổ đại

Một phần của tài liệu giáo trình nhập môn quản trị kinh doanh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)