TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA TỔ CHỨC
7.1.2. Vai trò của trách nhiệm xã hộ
Tổ chức có trách nhiệm xã hội như sau:
- Kỳ vọng của công chúng: Công chúng ngày càng ủng hộ các tổ chức nào theo đuổi cả hai mục tiêu kinh tế và xã hộị
- Lợi nhuận dài hạn: Các tổ chức có trách nhiệm xã hội có xu hướng theo đuổi lợi nhuận dài hạn nhiều hơn. Thể hiện doanh nghiệp có quan hệ tốt với cơng chúng và tạo được hình ảnh tốt do tác phong xã hội đem lạị
- Nghĩa vụ đạo đức: Một tổ chức có thể và nên có một lương tâm xã hộị Các hành động có trách nhiệm xã hội là một hành động đúng.
- Hình ảnh đối với cơng chúng: Các tổ chức tìm cách tăng cường hình ảnh đẹp đối với công chúng để gia tăng doanh thu, thu nhận được nhân viên tốt, dễ nhận được các nguồn tài trợ và các lợi ích khác. Bỡi lẽ, cơng chúng coi mục tiêu xã hội quan trọng, các tổ chức nên tạo dựng hình ảnh thích hợp bằng cách theo đuổi mục tiêu xã hộị
- Môi trường tốt hơn: Sự tham gia của tổ chức có thể giúp giải quyết các vấn đề xã hội khó khăn, giúp xã hội xây dựng cuộc sống tốt hơn và một cộng đồng thích hợp hơn để thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên có tay nghề.
- Cân đối giữa trách nhiệm và quyền hạn: Các tổ chức có nhiều quyền hạn trong xã hộị Một trách nhiệm xã hội ngang tầm cũng phải có để cân đối với quyền hạn. Một khi quyền hạn lớn hơn trách nhiệm sẽ khuyến khích các tác phong vơ trách nhệm và chống lại quyền lợi của công chúng.
- Sở hữu tài ngun: Các tổ chức có tài ngun tài chính, chuyên gia kỹ thuật và tài năng quản lý để hỗ trợ các dự án công và công tác từ thiện.
- Tính ưu việt của phòng bệnh hơn chữa bệnh: Các tổ chức phải hành động trước khi các vấn đề này trở nên nghiêm trọng và tốn kém để chỉnh sửa, làm tiêu hao năng lượng của quản lý trong việc thực hiện các mục tiêu sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ.