Học thuyết hai nhóm yếu tố của Frederick Herzberg

Một phần của tài liệu giáo trình nhập môn quản trị kinh doanh (Trang 91 - 92)

Frederick Herzberg cho rằng các yếu tố tạo ra sự thỏa mãn rất khác biệt so với các yếu tố tạo ra sự bất mãn trong công việc và chia các yếu tố này thành hai nhóm: nhóm các yếu tố tạo động lực và nhóm các yếu tố duy trì.

Nhóm các yếu tố duy trì liên quan đến mơi trường mà trong đó cơng việc được thực hiện. Đây là những yếu tố phải được đảm bảo ở mức độ nhất định nhằm duy trì trạng thái tâm lý bình thường cho người lao động. Nếu khơng họ sẽ rơi vào trạng thái tâm lý bất mãn. Và những yếu tố này không được coi là động lực thúc đẩỵ

Bảng 4.1: Mơ hình hai nhóm yếu tố của Herzberg

Các yếu tố tạo động lực

Thành tích Sự cơng nhận Cơng việc có tính thử thách

Trách nhiệm được gia tăng Sự thăng tiến

Phát triển bản thân từ công việc

Các yếu tố duy trì

Sự giám sát Điều kiện làm việc

Những mối quan hệ giao tiếp trong tổ chức Lương, thưởng

Đời sống cá nhân Địa vị Công việc ổn định

Nhóm các yếu tố tạo động lực đều là những cảm nhận của con người liên quan đến bản thân công việc. Khi các yếu tố tạo động lực kể trên đều hiện

diện trong một cơng việc thì chúng sẽ tạo ra động lực ở mức cao nếu khơng có những điều khơng thỏa mãn.

Như vậy, ngun nhân đem đến sự hài lòng nằm ở bản thân công việc, cịn ngun nhân gây bất mãn nằm ở mơi trường làm việc. Trong quản lý, các nhà quản lý trước tiên phải đảm bảo các yếu tố duy trì cho người lao động, mục đích là khơng để họ rơi vào trạng thái tâm lý bất mãn, duy trì trạng thái tâm lý bình thường. Sau đó phải tác động lên các yếu tố tạo động lực để phát huy tối đa sự đóng góp của người lao động.

Một phần của tài liệu giáo trình nhập môn quản trị kinh doanh (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)