Dựa trên giả thiết về bản chất của con người mà Douglas Mc Gregor đưa ra học thuyết X và học thuyết Y vào năm 1957.
+ Các giả thiết của học thuyết X:
- Một người bình thường có át cảm về công việc và lảng tránh nó nếu có thể.
- Vì đặc điểm khơng thích làm việc của con người, nên mọi người đều bị ép buộc, điều khiển, hướng dẫn và đe dọa bằng các hình phạt nào đó để buộc họ phải hết sức cố gắng đạt được những mục tiêu của tổ chức.
- Người bình thường bao giờ cũng khơng thích bị lãnh đạo, muốn trốn tránh trách nhỉệm, có ít hồi bão và chỉ muốn an thân.
Do vậy, để buộc họ làm việc các nhà quản lý phải tác động đến từ bên ngoài đối với hành vi của nhân viên, thậm chí đe dọa bằng các hình phạt. Quản lý viên phải giám sát chặt chẽ, tạo nên luật lệ và phần thưởng đối với nhân viên. Điều khiển từ bên ngồi hoặc đe dọa bằng hình phạt con người mới chịu làm việc.
+ Các giả thiết của học thuyết Y:
- Con người sẽ tự chủ và tự lãnh đạo bản thân để đạt những mục tiêu của tổ chức mà họ được giao phó.
- Các phần thưởng liên quan đến kết quả của nhân viên đóng vai trị quan trọng trong việc giao phó trách nhiệm thực hiện mục tiêụ
- Trong những điều kiện thích hợp, người bình thường không chỉ chịu trách nhiệm mà biết cách chấp nhận trách nhiệm về phía mình.
- Khơng ít người có khả năng phát huy tốt trí tưởng tượng, tài năng và sự sáng tạọ
Trong điều kiện nền cơng nghiệp hiện đại, chỉ có một phần trí thức của con người bình thường được sử dụng.
+ Từ các giả thiết này hành vi của nhà quản lý là:
- Người phải chịu trách nhiệm cho việc sắp xếp các yếu tố như tài chính, nguyên vật liệu, trang thiết bị, con người trong tổ chức.
- Nhân viên sẽ không thụ động hay đi ngược với yêu cầu của tổ chức. Họ trở nên có nhiều kinh nghiệm trong q trình cơng tác tại tổ chức của mình. Hãy để cho họ tự điều khiển, tự chỉ huy lấy bản thân hướng đến đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Nhà quản lý không áp đặt đối với nhân viên, họ phải phát hiện và hướng mọi người theo hướng mình cần.
- Nhiệm vụ thiết yếu của những nhà quản lý là sắp xếp các phương thức và điều kiện trong việc điều hành mọi người đạt được mục tiêu một cách tốt nhất. Bằng cách này họ phải hướng chính bản thân mình đến việc tạo ra sự ảnh hưởng. Nói chung họ theo đuổi địa vị lãnh đạọ
e) Lý thuyết 3 nhu cầu của Mc.Celland
David Mc.Celland phân ra ba loại nhu cầu thúc đẩy cơ bản:
- Nhu cầu quyền lực: Những người có nhu cầu cao về quyền lực sẽ quan
tâm nhiều tới việc tạo ra sự ảnh hưởng. Họ theo đuổi địa vị lãnh đạọ
- Nhu cầu liên kết: Những người có nhu cầu cao về liên kết thường cố
gắng duy trì mối quan hệ xã hội dễ chịu, muốn có tình cảm thân thiết và cảm thông, muốn quan hệ qua lại thân mật với những người khác.
- Nhu cầu về sự thành đạt: Những người có nhu cầu cao về sự thành đạt
thường có mong muốn mạnh mẽ về sự thành cơng và cũng có bị thất bạị Họ muốn được thử thách, đề ra cho mình những mục tiêu khơng dễ, hay phân tích đánh giá các vấn đề chứ không mạo hiểm, muốn chịu trách nhiệm cá nhân, muốn tự điều khiển các cơng việc riêng của mình, quan tâm đến kết quả công việc mà họ đang làm. Một điểm quan trọng đó là những người có nhu cầu cao về sự thành đạt thường né tránh những gì họ cho là q dễ hoặc q khó. Họ thích đặt ra các mục tiêu đòi hỏi họ phải tự cố gắng một chút. Nói tóm lại, những người có nhu cầu cao về sự thành đạt thường được kích thích rất mạnh trong những tình huống công việc gắn với trách nhiệm cá nhân, thông tin phản hồi rõ ràng và mức độ rủi ro vừa phảị
Theo quan điểm của Mc.Celland, thì các nhà lãnh đạo, tức là những người lập ra, phát triển một tổ chức thường tỏ ra có nhu cầu rất cao về quyền lực, khá cao về sự thành đạt, nhưng lại rất thấp về sự liên kết. Còn những người lao động thì thường có nhu cầu cao về sự liên kết. Vì vậy, các nhà quản lý, ngồi việc cố gắng thỏa mãn những nhu cầu vật chất của người lao động, cần tạo ra một bầu khơng khí tâm lý dễ chịu, đồn kết thân ái để mọi người có thể làm việc tốt với nhau, phối hợp ăn ý với nhau trong các nhóm và trong tổ chức.