TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA TỔ CHỨC
7.2.3. Vai trị văn hóa của tổ chức
Văn hóa chính là cách thức mọi người giao tiếp với nhau và với bên ngoài, thể hiện cách mà họ làm như thế nào; uốn nắn, hướng dẫn hành vi của mọi người trong tổ chức; tạo ra những ngun tắc vơ hình mà nếu ai không thực hiện sẽ bị mọi người không chấp nhận và thậm chí loại bỏ. Mặc dù tác động của văn hóa đối với tổ chức có cả hai hướng tích cực và cản trở nhưng rất nhiều chức năng của nó là giá trị đối với tổ chức cũng như cá nhân hoạt động trong tổ chức.
Hoạt động quản lý là hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng bị quản lý thơng qua đó để đạt được mục tiêụ Muốn làm tốt điều này thì nhà quản lý cần dùng cơng cụ văn hóa để thực hiện cơng việc của mình. Mọi người, nhân viên của bạn sẽ chia sẻ điều gì? Điều gì là thiêng liêng để họ có thể cống hiến hết mình cho tổ chức? Văn hóa sẽ dẫn đường cho bạn, cho nhà quản lý thành cơng.
Văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nói chung và đến tất cả các hoạt động chức năng của quản lý như quản lý chiến lược, quản lý nhân sự, quản lý marketing, quản lý tài chính...
Một tổ chức có văn hóa mạnh sẽ làm tăng quyết tâm của các thành viên phấn đấu vì giá trị chung, chiến lược của tổ chức. Trái lại, một nền văn hóa yếu làm cho nhân viên cảm thấy mơ hồ, quyết tâm và nhiệt tình của nhân viên giảm sút, mâu thuẫn, hỗn độn, mất phương hướng. Nói chung, văn hóa cho phép mọi người tiếp cận và triển khai chiến lược như thế nào, làm thế nào để thấu hiểu trong tổ chức, lôi kéo nhân viên cam kết thực hiện chứ không phải sự tham gia đơn thuần theo nhiệm vụ. Một liên kết chiến lược - văn hóa là địn bẩy mạnh cho việc tạo ra cách ứng xử nhất quán và giúp mọi người làm việc trongcách thức hỗ trợ ở tầm chiến lược tốt hơn. Hành vi được mơi trường văn hóa tổ chức chấp nhận sẽ phát triển mạnh, trong khi đó, những hành vi khơng được chấp nhận sẽ bị loại bỏ và chịu phạt. Mối liên kết giữa chiến lược - văn hóa ni dưỡng, tạo động lực cho mọi người làm việc hết khả năng của mình: cung cấp cơ cấu, tiêu chuẩn và hệ thống
giá trị mà nó hoạt động trong đó, khuếch trương hình ảnh doanh nghiệp một cách mạnh mẽ. Tất cả những điều này làm cho nhân viên cảm nhận tốt hơn và xác thực hơn về công việc và môi trường làm việc của họ, khuyến khích họ cống hiến cho sự thành công của tổ chức.
Trong hoạt động quản lý nhân lực làm thế nào để thu hút và giữ chân người tàỉ
Làm thế nào để phát huy nguồn lực con người cao nhất? Câu trả lời sẽ không loại trừ yếu tố văn hóa tổ chức mà những người họ làm việc hoặc sắp đến làm việc.
Ngay trong lĩnh vực quản lý tài chính, uy tín của doanh nghiệp đối với nhà nước, các tổ chức tín dụng, các cổ đơng thì tính minh bạch, trung thực về thông tin thực trạng tài chính cũng phản ánh tầm cao của văn hóa tổ chức. Tổ chức của bạn có thể tạo được niềm tin cho cổ đông, các nhà đầu tư hay các tổ chức tín dụng khác hay khơng nếu anh có một bản sắc văn hóa mà họ biết rằng đó là cách thức mà doanh nghiệp bạn đối xử với bên ngồị
Vai trị của văn hóa tổ chức đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức Văn hóa tổ chức tác động toàn diện lên các hoạt động của tổ chức, tạo nên đặc trưng, nhận dạng riêng của tổ chức, xây dựng nên tên tuổi của mình. Sự khác biệt đó thể hiện ở những tài sản vơ hình như sự trung thành của nhân viên, sự cam kết, tinh thần đồng đội,...Văn hóa tạo nên sự cam kết về mục tiêu chung và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi ích cá nhân, giúp tổ chức giải quyết những mâu thuẫn trong hành ngàỵ Văn hóa tạo nên sự ổn định trong tổ chức.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7
Câu 1. Nêu khái niệm và vai trò của trách nhiệm xã hội của tổ chức? Câu 2. Nêu cấu trúc của trách nhiệm xã hội của tổ chức?