Tư tưởng quản lý cổ đại Phương Tây

Một phần của tài liệu giáo trình nhập môn quản trị kinh doanh (Trang 31)

1) Democrit (460-370 TCN): Để quản lý đất nước, có thể lựa chọn 3

phương pháp cơ bản: (1) Phương pháp dân chủ đối với con người, (2) Phương pháp dùng hình phạt đối với các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, (3) Phương pháp tác động lên nhu cầu và lợi ích của con người, qua đó khiến con người tuân thủ.

2) Platon (427-347 TCN): Ông đưa ra các giải pháp quản lý xã hội:

(1)Phải giáo dục tất cả trẻ em và đưa chúng về vùng nông thôn. Trong quá trình học sẽ có 3 kỳ thi tuyển ứng với trình độ và ngành nghề sau nàỵ(2) Phải xây dựng luật pháp, coi luật pháp là tối thượng, bất di bất dịch và chiếm vai trò hàng đầụ (3) Phải tin vào một đấng tối caọ (4) Về phát triển kinh tế, ông chú trọng phát triển nghề nông.

3) Agristotle (384-322 TCN): là người có tư tưởng quản lý tương đối

hiện đại và khá hoàn thiện. Các tư tưởng cơ bản của ông là (1) Ông quan niệm con người là loài sinh vật xã hội, sống cộng đồng. Do vậy, tất yếu phải được quản lý bằng một thể chế, thiết chế đặc biệt- đó là nhà nước. Quyền lực nhà nước chia làm ba nhánh: lập pháp, hành pháp và phân xử. Đây là tư tưởng quan trọng sau này hình thành quan điểm nhà nước pháp quyền với “tam quyền phân lập”. (2) Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước là làm cho mọi người sống hạnh phúc và giữ gìn trật tự xã hộị

1.7.2. Các tư tưởng quản lý cổ điển

1.7.2.1. Trường phái cổ điển[14]

Là thuật ngữ được dùng chỉ những ý kiến về tổ chức và quản lý được đưa ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bao gồm, lý thuyết quản lý khoa học, lý thuyết quản lý quan liêu và quản lý tổng quát.

Một phần của tài liệu giáo trình nhập môn quản trị kinh doanh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)